Tại sao đất nước Maroc lại xứng đáng là nơi diễn ra quốc tế về hội nghị biến đổi khí hậu COP22?
Đây là lý do đất nước tại Bắc Phi này hoàn toàn thích hợp để trở thành tấm gương cho việc ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Cả thế giới đang tụ họp lại và dồn tâm điểm chú ý tới tại thành phố Marrakech tại Maroc, nơi mà hội nghị COP22 của Liên Hợp Quốc chính thức khai mạc vào ngày hôm qua, ngày 7 tháng 11.
Tại đây, đại diện các quốc gia đang một lần nữa thảo luận cách áp dụng bản hiệp định về thay đổi khí hậu vừa mới được đưa ra tại Paris. Họ cần một kế hoạch cụ thể để cứu lấy Trái Đất này.
Khu vực Bắc Phi, nơi diễn ra nhiều diễn biến chính trị và quân sự phức tạp (hỗn loạn, nội chiến, ...) nhưng khi nói tới vấn nạn thay đổi khí hậu, chúng ta lại có được một điểm sáng, đó là đất nước Maroc.
Thành phố Marrakech tại Maroc.
Đất nước xinh đẹp tại Lục địa Đen này không lạ lẫm gì với việc phải tổ chức một Hội nghị mang tầm quốc tế về biến đổi khí hậu. Nơi đây hoàn toàn xứng đáng với tư cách là nơi diễn ra COP22, khi họ đã có được cho mình một môi trường sống cực kì lành mạnh và vẫn có những những sự phát triển liên tục từ năm 2011.
Maroc đứng thứ 6 trong Danh mục Thực thi Chống biến đổi khí hậu năm 2016 (2016 Climate Change Performance Index) và cũng là nước duy nhất không thuộc Châu Âu nằm trong top 20 nước đứng đầu.
Họ vẫn đang phát triển. Đầu năm nay, Maroc chính thức đưa nhà máy năng lượng Mặt Trời khổng lồ mang tên Noor 1 vào hoạt động. Nhà máy đặt tại sa mạc Sahara này lớn tới mức ta có thể nhìn thấy nó từ trên vũ trụ, và tuyệt vời hơn, nhà máy khổng lồ ấy mới chỉ là 1/3 kế hoạch.
Khi nó hoàn thành nốt hai phần còn lại vào năm 2018, Maroc sẽ sở hữu nhà máy năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới, cung cấp điện cho hàng triệu người dân với công suốt 580 megawatt.
Toàn bộ nỗ lực này là để Maroc đẩy lượng năng lượng tái tạo sản xuất được lên 52% khi năm 2030 tới. Không hề là một ước mơ xa vời, khi mà từ năm 2011, những turbine gió tại Tarfaya, trang trại thu năng lượng gió lớn nhất Châu Phi, đã có công suất đủ lớn để cung cấp điện năng cho 1,1 triệu người.
Những cố gắng ấy của Maroc, theo một cách nào đó, được “truyền cảm hứng” từ việc đất nước này nhập một lượng năng lượng cao bất thường từ những nguồn ngoài nước. Theo như báo cáo của Ngân hàng Thế giới, con số ấy đã lên tới 90% vào năm 2013.
Việc nhập khẩu năng lượng tại Maroc liên tục tăng không ngừng từ những năm 70 cho tới năm đỉnh điểm là năm 2009 với 90%.
Chính phủ quốc gia này cũng đã giúp đỡ việc phát triển này bằng cách thúc đẩy việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giảm thiểu trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch và dồn việc đầu tư vào năng lượng xanh. Tất cả những động thái đó khuyến khích những khu vực tư nhân tiến hành đầu tư vào nguồn tiềm năng vô tận của năng lượng tái tạo.
Những trợ cấp đáng lẽ được đưa vào nhiên liệu hóa thạch được chuyển sang đầu tư cho những dịch vụ xã hội khác, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người nghèo.
Một đất nước Châu Phi đầy nắng và gió đã có thể mang sự nắng và sự gió ấy biến thành thế mạnh của quốc gia, chắc chắn đây sẽ là một tấm gương cực kì đáng học hỏi cho mọi đất nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.
Đây là Maroc - Một trong những viên kim cương sáng giá của Châu Phi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng