Máy ghi âm, đèn điện, hệ thống điện và phim âm thanh là bốn phát minh của Edison và do đó ông được mệnh danh là thiên tài nổi tiếng trong lịch sử khoa học và công nghệ của loài người.
Trên thực tế, Edison giống như một doanh nhân hơn là một nhà phát minh vĩ đại. Năm 1890, ông thành lập Edison General Electric, nay là Công ty General Electric nổi tiếng.
Còn khi chúng ta nói đến Tesla, phản ứng đầu tiên của nhiều người xe nghĩ ngay đến hãng ô tô điện với những chiếc xe đắt đỏ Tesla. Nhưng thực tế không phải vậy, Tesla không phải là Tesla mà mọi người nghĩ tới, ông chính là Nikola Tesla. Ông là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, người đã phát minh ra dòng điện xoay chiều, radio, radar và máy fax cũng như một loạt các công nghệ mới để phục vụ nhân loại.
Trong khi đó, Elon Musk chỉ tưởng nhớ ông và đặt tên cho công ty xe điện của mình là Tesla.
Tuy nhiên, một nhà phát minh vĩ đại như vậy, người được ca ngợi là đã tạo ra thế kỷ 20, lại có một cuộc đời không mấy may mắn và tốt đẹp khi bị phá sản và là một hình ảnh tương phản rõ nét đối với Edison trong thời đại của mình.
Tại sao nó cũng là nhà khoa học, Tesla lại phải chịu cuộc sống nghèo đói đến suốt đời còn Edison thì lại trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới ở thời điểm bấy giờ?
Nikola Tesla
Trong thời kỳ hoàng kim của Tesla, giới thượng lưu trong xã hội New York luôn muốn kết bạn với ông. Vào thời điểm đó, nhiều người hâm mộ và những nữ ngôi sao nổi tiếng đã thể hiện tình yêu của họ với Tesla. Tesla không chỉ là một nhà phát minh, ông còn là một bậc thầy ngôn ngữ khi có thể sử dụng thành thạo tám ngoại ngữ.
Nhưng tất cả những điều đó ông ta chẳng hề màng tới, thứ duy nhất có thể thu hút được sự chú ý của Tesla chính lại đến từ các thí nghiệm và phát minh của riêng mình. Vì lợi ích và sự công hiến cho khoa học, Tesla thậm chí chỉ ngủ 2 tiếng mỗi ngày.
Vào năm 1893, trong cuộc chạy đua về cuộc chiến năng lượng đối với Edison, Tesla cuối cùng đã trở thành người chiến thắng trong khi phát minh ra dòng điện xoay chiều và được sử dụng cho tới tận ngày nay.
Tuy nhiên tại thời điểm đó, việc thay thế từ dòng điện một chiều tiêu chuẩn sang dòng điện xoay chiều gặp rất nhiều khó khăn vì phải thay thế toàn bộ mạng lưới điện cũng như máy móc đối với những công ty lớn, và vì nhiều lý do khác nữa nên thời điểm đó, mọi người cũng không mấy mặn mà với phát minh của ông.
Bởi vậy Tesla cuối cùng đã quyết định từ bỏ bằng sáng chế của mình và dòng điện xoay chiều trở thành một phát minh miễn phí.
Và cũng chính từ thời điểm này, Tesla bắt đầu bước sang một trang mới với nửa sau của cuộc đời sống trong sự cô đơn và nghèo khó.
Tesla đã không biến những phát minh của mình thành công cụ kiếm tiền. Trong những ngày sau đó, ông đã dành toàn bộ gia tài của mình để phục vụ cho nhưng nghiên cứu mới.
Vào ngày 7/1/1943, Tesla qua đời tại khách sạn New Yorker vì bệnh suy tim ở tuổi 86. Còn Edison lại thừa hưởng và phát minh tiếp từ những di sản mà ông để lại.
Thomas Edison
Năm 1870, Edison đã bán bằng sáng chế cho một công ty ở Phố Wall. Ông nghĩ rằng mình chỉ có thể bán được với giá vài nghìn USD. Nhưng vào thời điểm ấy, những phát minh đó được đánh giá rất cao công ty đó đã trả cho ông 40.000 USD.
Sau đó ông dùng số tiền này xây dựng nhà máy của riêng mình để sản xuất nhiều loại máy móc điện. Nhiều người nói rằng việc cần làm sau khi có tiền không phải là để làm việc, mà là học cách tích hợp các nguồn lực.
Từ việc sản xuất và kinh doanh bóng đèn của Edison cho thấy tư duy kinh doanh độc đáo của ông về việc tích hợp các nguồn lực từ đầu. Edison không phải là người duy nhất phát minh ra đèn điện. Khi nhà vật lý người Anh Swan phát triển bóng đèn sợi đốt carbon chân không vào năm 1850, Edison chỉ mới 3 tuổi.
Về mặt kỹ thuật, bóng đèn của Swan tốt hơn, vì vậy Edison đã trả tiền cho bằng sáng chế của Swan và áp dụng chúng cho dây chuyền sản xuất bóng đèn của riêng mình.
Edison không chỉ xem xét các yêu cầu kỹ thuật, ông còn đặt ra những yêu cầu riêng về vỏ thủy tinh, ống chân không, sợi phát quang và các thiết bị hỗ trợ khác, vì vậy Edison thực sự là một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, ông biết răng " thứ mà mọi người mua không phải bóng đèn, mà là ánh sáng phát ra từ bóng đèn".
Rất nhanh sau đó, Edison đã gây quỹ và giành được quyền kết nối với người sử dụng bóng đèn. Ông cũng thành lập một hệ thống phân phối đặc biệt. Đây cũng là nguyên mẫu của mô hình lợi nhuận của Edison, giúp đèn sợi đốt của Edison nhanh chóng đạt được lợi thế áp đảo toàn cầu.
Có thể nói, nhà khoa học Swan chỉ phát minh ra một sản phẩm còn Edison thì lại tạo ra một ngành công nghiệp.
Edison, 22 tuổi, đã từng nói: "Tôi không muốn phát minh ra bất cứ thứ gì tôi không thể bán. Doanh số của nó là một minh chứng thực tế cho sự thành công".
Rõ ràng, Edison chỉ muốn phát minh ra những thứ có nhu cầu phổ quát và có thể phục vụ mọi người trong thời điểm hiện tại.
So với phát minh của "người điên" - Tesla, những phát minh của Edison có ưu điểm ở sự tập trung vào thực tiễn và ứng dụng các phát minh, cố gắng tập hợp nhiều yếu tố sản xuất, xây dựng chiến lược tiếp thị quảng bá sản phẩm và cuối cùng đạt được lợi nhuận.
Tesla chỉ tập trung vào công nghệ tiên phong còn Edison quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của thị trường và đó cũng là nguyên nhân tại sao cũng là những nhà phát minh mà 2 con người lại có hai số phận hoàn toàn trái ngược với nhau.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng