Giấc ngủ làm giảm căng thẳng cho cơ thể và nó là hiệu ứng có ích.
Những cảm giác quen thuộc khi bạn bắt đầu nhận ra mình bị ốm: chán ăn, mệt mỏi, không muốn vận động... Tất cả những gì bạn muốn làm khi đó là đi ngủ.
Trong suốt một thời gian dài, các nhà khoa học không thể giải thích được hiện tượng này. Có chăng, họ chỉ có thể đưa ra những câu trả lời chung chung như: Cơ thể đang dồn năng lượng vào bên trong để chiến đấu với bệnh tật, nên chúng ta mất năng lượng và buồn ngủ.
Thế nhưng, một nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ đã nhìn sâu vào tận các tế bào thần kinh và gen của một loài giun tròn, để tìm ra cơ chế chính xác khiến các sinh vật buồn ngủ khi bị ốm. Hóa ra, nó xuất phát từ một tế bào thần kinh và một protein thụ thể mà nếu muốn, họ có thể tìm cách để chấm dứt những cơn buồn ngủ này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết buồn ngủ là một cơ chế tự nhiên có ích. Khi cơ thể bạn bị ốm, nó muốn ngủ để "tạm dừng" hệ thống thần kinh một lúc, rồi "khởi động lại" giúp bạn phục hồi tốt hơn. Bởi vậy, nếu có thể hãy cứ ngủ một giấc, khi mà cơ thể bạn cảm thấy nó cần được “tắt” đi một vài tiếng.
Tại sao bị ốm lại buồn ngủ? Cơ thể muốn tắt hệ thần kinh đi một lúc
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Trường Y Perelman, Đại học Pennsylvania Hoa Kỳ. Theo đó, họ đã quan sát hệ thống thần kinh của một loài giun tròn thường ký sinh trong ruột người.
Trong thời kỳ chúng bị bệnh, các nhà khoa học nhận thấy tế bào của những con giun làm việc với cường độ cao và rất căng thẳng. Sau đó, chúng thể hiện những hiệu ứng tương tự như buồn ngủ mà kết quả mang đến sự phục hồi sau thời gian làm việc nặng nhọc với bệnh tật.
Một tế bào thần kinh được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý, nó gọi là Alpha-Lipoic Acid (ALA), làm nhiệm vụ phát hành một chất hóa học, mang tín hiệu giao tiếp giữa các tế bào.
Trước đây, ALA đã từng được biết đến với vai trò hỗ trợ quá trình sản sinh năng lượng và hoạt động như một tác nhân chống oxy hóa mạnh. Nó có thể giúp điều trị tổn thương thần kinh, bảo vệ gan hay làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer.
Bây giờ, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra những lợi ích mới. ALA phát hành các hóa chất gọi là FLP-13, gây cảm giác buồn ngủ. Nó làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh, từng giữ cho sinh vật thức giấc và tỉnh táo.
Cho nên, với sự xuất hiện của FLP-13 trong thời kỳ bị ốm, hệ thống thần kinh của bạn có thể được "tắt" đi một lúc để giảm căng thẳng cho cơ thể. Nó là một hiệu ứng có ích.
Nếu có thể, bạn nên dành cho mình một giấc ngủ khi bị ốm
Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục nghi ngờ quá trình còn có sự tham gia của một protein thụ thể bề mặt tế bào gọi là DMSR-1. Họ đã làm thí nghiệm với những con giun bị biến đổi gen để không có thụ thể này. Kết quả là chúng không hề buồn ngủ, dù cho FLP-13 có được phát hành đi chăng nữa.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ David Raizen, cho biết: “Giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp con người và động vật phục hồi trong khi mắc bệnh. Những tín hiệu tương tự có thể hoạt động ở người và động vật để điều chỉnh giấc ngủ trong khi bị ốm”.
Ông cho biết thêm: Phát hiện về cơ chế gây buồn ngủ khi bị ốm của giun tròn có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới, cho chúng ta tìm hiểu hiện tượng này trên động vật bậc cao cũng như con người. Qua đó, các nhà khoa học nếu muốn có thể phát triển một số loại thuốc để điều trị những cơn mệt mỏi và buồn ngủ gây ra bởi bệnh tật.
Tham khảo Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng