Tại sao lại có những viên kim cương màu hồng?

    Đức Khương, Phụ Nữ Số 

    Có thể bạn chưa biết, khoảng 80% kim cương hồng đều đến từ một mỏ khai tác trên hành tinh của chúng ta.

    Là một trong số những viên kim cương hồng thô lớn nhất từng được phát hiện đã được các thợ mỏ ở Angola khai thác được vào năm 2022 - "Lulo Rose", viên kim cương hồng có trọng lượng lên tới 170 carat và có thể sắp trở thành viên kim cương đắt nhất trong lịch sử.

    Trọng lượng khổng lồ của nó là một yếu tố khiến nó trở nên đắt tiền, nhưng màu hồng hiếm có của nó còn đặc biệt hơn, điều này cũng khiến cho nhiều thắc mắc: tại sao một số viên kim cương lại có màu hồng?

    Tại sao lại có những viên kim cương màu hồng? - Ảnh 1.

    Theo Lucapa Diamond, Lulo Rose là một trong những viên kim cương hồng lớn nhất từng được phát hiện và đây được cho là viên kim cương hồng lớn nhất được tìm thấy trong vòng 300 năm qua. Ảnh: Iflscience

    Trên thực tế, kim cương màu rất hiếm, chiếm khoảng 0,01% - một trong 10.000 viên kim cương được khai thác trên khắp hành tinh. Màu hồng cũng hiếm như xanh lam, xanh lá cây, tím, cam và đỏ, trong khi màu vàng và nâu phổ biến hơn một chút.

    Tại sao lại có những viên kim cương màu hồng? - Ảnh 2.

    Kim cương hồng là một trong những màu kim cương giá trị nhất hiện nay. Lý do là vì chúng quá hiếm, màu đẹp và chiếm một số lượng cực ít. Theo các nhà nghiên cứu thì kim cương đã có mặt trên Trái Đất từ 1 tỷ đến hơn 3 tỷ năm. Khả năng kim cương hồng cũng có mặt trong thời gian này. Ảnh: ZME

    Cơ chế chính xác đằng sau việc hình thành viên kim cương hồng vẫn chưa được biết chắc chắn, nhưng chúng được cho là kết quả của sự biến dạng, đây là một trong ba nguyên nhân chính khiến kim cương có thể có màu sắc  (hai nguyên nhân còn lại là tạp chất và hư hỏng). Sự biến dạng xảy ra khi cấu trúc mạng tinh thể của kim cương bị xoắn và uốn cong, làm thay đổi cách phản xạ ánh sáng.

    Màu sắc của một viên kim cương luôn là kết quả của những điều kiện chính xác mà nó được tạo ra, đó là lý do tại sao những viên kim cương màu trông không bao giờ giống nhau. Vì vậy, không phải tất cả những viên kim cương màu hồng đều có màu hồng giống nhau.

    Tại sao lại có những viên kim cương màu hồng? - Ảnh 3.

    Màu sắc của kim cương thường là hậu quả của tạp chất. Tuy nhiên, đối với kim cương đỏ và hồng, sắc độ này xuất phát từ những khiếm khuyết nhỏ trong cấu trúc mạng ting thể. Chủ yếu được khai thác tại mỏ Argyle ở Australia, những viên kim cương này rất được thèm muốn nhờ màu hồng đặc biệt. Ảnh: ZME

    Tuy nhiên, điều dặc biệt là khoảng 80 đến 90% số kim cương hồng được con người tìm thấy đều được phát hiện trong cùng một mỏ, vì chúng được tạo ra ở khu vực có cùng lịch sử địa chất. 

    Mỏ đó là Argyle ở Tây Úc, hiện đã đóng cửa nhưng là nơi xảy ra vụ va chạm lục địa khoảng 1,8 tỷ năm trước.

    Vụ va chạm tạo ra rất nhiều áp lực, trong khi đó, vị trí của chúng gần đáy thạch quyển lại cung cấp nhiều nhiệt, kết hợp với nhau tạo ra sự biến dạng vừa đủ cho một loạt các viên kim cương trải dài từ hồng nhạt đến đỏ, nâu, cam và tím. Trong số đó có rất nhiều viên kim cương màu hồng, nhưng không viên nào lớn bằng viên Lulo Rose .

    Trước khi được phát hiện, viên kim cương màu hồng lớn nhất và đắt nhất là Pink Star đã được bán tại một cuộc đấu giá ở Hồng Kông (Trung Quốc) với giá 71,2 triệu USD vào năm 2017, khiến nó trở thành viên kim cương đắt nhất từng được bán. Ban đầu nó nặng 132,5 carat, nhưng đã giảm xuống còn 59,6, khiến nhiều người tự hỏi liệu một ngày nào đó viên Lulo Rose nặng 170 carat có thể giành được vị trí là viên kim cương đắt nhất trong lịch sử nếu nó được bán đấu giá hay không.

    Trước đó, năm 2010, một viên kim cương 24,78 carat với màu hồng đậm khác thường đã được bán với mức giá kỷ lục 46 triệu USD, mức giá cao nhất từng được trả cho một viên đá quý. Người thắng trong cuộc đấu giá tại Geneva, Thụy Sĩ, là một thương gia người Anh nổi tiếng. Viên kim cương này nằm trong một bộ sưu tập cá nhân suốt 60 năm trước đó.

    Kim cương nhân tạo

    Sau khi phát hiện kim cương chính là một dạng thù hình của Carbon, giới khoa học đã bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu cách tạo ra viên kim cương bằng những thứ có sẵn. Mặc dù vậy phải đến tận năm 1953, thế giới mới có thể chứng kiến những viên kim cương do con người và máy móc làm ra với giá thành chỉ bằng khoảng 1 nửa kim cương tự nhiên nhưng có độ cứng gần như là tương đương. Thậm chí, một số mẫu thử nghiệm trong giai đoạn 1970 có độ cứng vượt trội lên tới 600 GPa. Kim cương nhân tạo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp kỹ thuật quang học, các chip điện tử cao cấp.

    Kim cương nhân tạo được tổng hợp theo 2 phương pháp chính là phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT (High pressure High temperature) sử dụng nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao nhằm tái tạo môi trường giống như môi trường tái tạo kim cương trong lòng đất và phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD (Chemical Vapor Deposition) sử dụng sự bốc hơi hóa học của hợp chất khí Carbon dưới tác động của tia nhiệt plasma tạo sự phân chia phân tử khí cho đến khi chỉ còn lại nguyên tử C lắng tụ và phát triển trên mầm kim cương có sẵn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày