Tại sao Microsoft lại dùng iPhone, chứ không phải Windows Phone để quảng bá cho sự kiện của mình?
Trong khi iPhone đang là trung tâm của sàn diễn Build 2017, không một thiết bị Windows Phone nào hiện diện trong hội nghị này.
Hội nghị Build 2017 là nơi Microsoft chú trọng đến các nhà phát triển, cho họ thấy tầm nhìn của công ty về đám mây, và cũng là nơi người khổng lồ này trình diễn những công nghệ mới giúp xóa nhòa khoảng cách giữa các thiết bị điện tử với thế giới thực.
Một trong những khía cạnh thú vị nhất ở bài phát biểu đầu tiên của hội nghị năm nay là việc sử dụng hàng loạt nền tảng khác nhau để trình diễn những công nghệ mới của hãng – trừ một ngoại lệ: các thiết bị Windows Phone, nền tảng cây nhà lá vườn của Microsoft.
Trong suốt quá trình biểu diễn các công nghệ trên nền đám mây, iPhone đã đứng ở vị trí trung tâm của sàn diễn, và dường như đây là nền tảng được ưa thích cho các ứng dụng và dịch vụ di động sắp ra mắt. Ngay cả khi trình diễn các concept tương lai cho công nghệ AI, những thiết bị iOS cũng được sử dụng để làm ví dụ cho thiết bị di động điển hình tại nơi làm việc.
Trong khi đó, không một thiết bị Windows 10 Mobile nào xuất hiện trong bài phát biểu lần này.
Hỗ trợ đa nền tảng và khái niệm "khía cạnh thông minh"
Nếu nhìn vào các nỗ lực của Microsoft trong những năm gần đây, sẽ chẳng còn mấy ai ngạc nhiên về việc họ đang đẩy mạnh phân phối những dịch vụ của mình tới hàng loạt các nền tảng khác nhau. Không còn phát triển độc quyền cho nền tảng của riêng mình, kế hoạch của công ty với tiêu chí “mobile first, cloud first” cho phép ta dự đoán về khả năng chuyển đổi mượt mà giữa các nền tảng khác nhau.
Cho dù đều là những đối thủ cạnh tranh trên sân chơi hệ điều hành di động, nhưng với lượng người dùng đông đảo của mình, cả iOS và Android lại chính là các trụ cột để hoàn thiện tầm nhìn đó của công ty. Đó là lý do vì sao phần trình diễn của công ty trong hội nghị Build ngày hôm qua đã nhấn mạnh đến khả năng hiện diện ở mọi nơi của các dịch vụ Microsoft, đặc biệt là trên smartphone mang tính biểu tượng như iPhone.
Hơn nữa, nếu nhìn vào phạm vi hỗ trợ rộng lớn đối với dịch vụ đám mây của Microsoft, chúng ta có thể nhận thấy tất cả những thiết bị này đều nằm ở cái mà ông Satya gọi là “khía cạnh thông minh” – một khái niệm đã được ông đặc biệt nhấn mạnh trong suốt bài phát biểu. Theo ông, tất cả các thiết bị có kết nối Internet đều được xem như “một giao diện giữa máy tính và thế giới thực” và là cầu nối để lấp đi khoảng cách giữa các công nghệ đám mây và cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Trong khi nền tảng di động cây nhà lá vườn của Microsoft đang ngày càng suy yếu, bài phát biểu ngày hôm qua cho thấy nỗ lực đẩy mạnh việc phổ biến các dịch vụ của công ty đến hàng loạt hệ sinh thái khác nhau. Trong khi Windows vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tầm nhìn này, công ty không ngần ngại cho thấy cam kết của mình với các nền tảng khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng