Tại sao Microsoft Surface Book hết hàng ai nấy đều vui?
Đây là một chiêu quảng cáo, hay đơn thuần là sự khan hiếm tới từ Microsoft?
"Hết hàng", đây là những khái niệm quen thuộc của số đông người dùng Apple. Chúng ta đi tới một trang bán hàng, chọn một sản phẩm ưa thích, chọn lựa màu sắc, cấu hình, tính năng và "bùm", hết hàng rồi bạn nhé!
Trên thực tế, bản thân Apple hiếm khi rơi vào trường hợp thực sự khan hàng, đặc biệt là với các phiên bản iPhone, iPad và máy tính Mac cấu hình cao cấp nhất. Nếu đặt địa vị vào đội ngũ bán hàng, hoặc quảng cáo, đây đích thị là một chiến thuật kinh doanh của công ty có trụ sở tại Cupertino.
Và mới đây, chiến thuật này đã được áp dụng gọn lẹ bởi Microsoft. Rất nhiều người đã cảm thấy bất ngờ khi phát hiện ra rằng, ngay khi chiếc siêu laptop Surface Book được rao bán trực tuyến, phiên bản cấu hình cao cấp nhất ở thời điểm hiện tại đã chính thức "hết hàng".
Nếu chưa tin, bạn có thể truy cập ngay vào đường link sau.
Có 2 lý do giải thích cho vấn đề này:
- Về phía người dùng, chúng ta sẽ suy nghĩ theo chiều hướng rằng: Microsoft Surface Book tốt tới nỗi, ngay khi được đặt hàng trực tuyến, phiên bản cao cấp nhất đã cháy hàng. Mình cũng cần phải sắm một chiếc như vậy. Để ghi chép nhé, Surface Book sử dụng Intel Core i7, RAM 16 GB, ổ cứng SSD 512 GB. Đã xong.
- Về phía nhà sản xuất: cá đã cắn câu. Bởi ở đây chẳng có tình trạng khan hàng, hoặc thiếu hụt các linh kiện nào cả. Mọi thứ chúng ta đang thấy chỉ đơn thuần là một chiến dịch marketing mà thôi.
Chiến thuật "hết hàng" nói lên điều gì?
Phải khẳng định, việc Surface Book phiên bản cấu hình cao cấp nhất sớm rơi vào tình trạng hết hàng sẽ càng khiến cho người dùng có cảm giác họ muốn nó, cần phải sở hữu được nó. Bởi về bản chất, con người thường có xu hướng khao khát những gì mình không có, hoặc không với tới được. Càng hết hàng, càng khan hàng lại càng khiến sản phẩm được quan tâm, chú ý.
Theo các chuyên gia, có thể giải thích tâm lý của người dùng theo những diễn biến sau.
Tôi thích chiếc Surface Book và quyết định sẽ mua nó. Nhưng phiên bản cao cấp nhất mới đủ đáp ứng cho nhu cầu của tôi. Hết hàng, chỉ sau 5 ngày cho đặt hàng trực tuyến. Một loạt các câu hỏi sẽ được đặt ra. Tại sao phiên bản đắt đỏ như vậy lại hết hàng? Tại sao Surface Book có giá tới gần 2.700 USD lại phổ biến đến vậy? Khi nào thì phiên bản này có hàng?
Và từ đó, người dùng sẽ nảy sinh một suy nghĩ, nếu không thể mua qua việc đặt hàng trực tuyến, mình sẽ phải tới bằng được các đại lý bán lẻ để sở hữu những chiếc Surface Book đầu tiên. Vậy là từ việc yêu thích thông thường, người dùng đã trở nên thèm khát chiếc siêu laptop của Microsoft. Điều này cũng giải thích lý do tại sao, Apple lại thành công trong việc phù phép các tín đồ của mình.
Ngoài ra, việc thúc đẩy người dùng đến với các sản phẩm cao cấp nhất cũng giải quyết triệt để vấn đề lợi nhuận bấy lâu của các nhà sản xuất. Người có tiền sẽ chỉ tìm mua các phiên bản cao cấp, giá thành đắt đỏ nhất, trong khi các phiên bản thấp hơn vẫn sẽ được tiêu thụ mạnh bởi người dùng phổ thông.
Tại sao "hết hàng" lại hiệu quả tới vậy?
Ngoài lợi nhuận, Microsoft sẽ thu về kha khá những lợi ích mà không phải ai cũng nhận ra.
Đầu tiên là tâm lý "bầy đàn" của người dùng. Trên thực tế, mỗi khi chọn mua một sản phẩm, chẳng ai trong chúng ta muốn chọn sai một thiết bị. Giả sử như quanh bạn, ai cũng phiên bản Surface Book sử dụng Intel Core i7, RAM 16 GB, ổ cứng SSD 512 GB, vậy liệu bạn có nghĩ tới chuyện sẽ mua phiên bản phổ thông hơn, giá thành rẻ hơn.
Tiếp theo, chiến thuật này cũng đem tới lợi ích sát sườn cho chính Microsoft cũng như các nhà sản xuất hiện nay. Cần phải nói rằng, Microsoft chính là công ty đã định nghĩa lại dòng laptop 2-trong-1 với bàn phím có thể tháo rời. Nếu Surface Book được người dùng yêu thích và đón nhận nồng nhiệt, các sản phẩm tương tự từ Dell, HP hay Lenovo cũng sẽ hưởng lợi rất nhiều.
Ngoài ra, cũng chính từ tâm lý người dùng, các phiên bản Surface Book gây ấn tượng mạnh nhờ sử dụng vi xử lý Intel Core i7, RAM 16 GB, ổ cứng SSD 512 GB sẽ dần được coi là phiên bản laptop tiêu chuẩn. Từ đó, các phiên bản laptop cao cấp vốn đắt đỏ sẽ được người dùng chấp nhận dễ dàng hơn. Người ta sẽ chẳng còn ngần ngại bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu những sản phẩm như vậy.
Nền công nghiệp máy tính sẽ hồi sinh?
Trong thời gian vừa qua, người ta đã nói rất nhiều tới việc thị trường PC hiện tại đang bão hòa và không còn đất cho sự phát triển. Thế nhưng, Surface Book và Surface Pro 4 chính là câu trả lời mạnh mẽ nhất từ Microsoft. Rõ ràng, nền công nghiệp máy tính sẽ không thể chết, mà chỉ chuyển đổi từ phương thức này sang phương thức khác mà thôi, laptop gắn liền sang laptop tháo rời.
Và ít nhất, tính cho tới thời điểm hiện tại, chiến thuật hết hàng của Microsoft đã phần nào phát huy hiệu quả. Đây cũng chính là lý do tại sao, CEO Satya Nadella từng khẳng định: "Đây là điểm quan trọng mà tôi nhận thức được. Với chiếc laptop Surface mới, Microsoft sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho nghiên cứu và phát triển để khiến máy tính xách tay trở nên thú vị trở lại - có lẽ giống như điện thoại di động vậy".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng