Tại sao một trong những cường quốc công nghệ số 1 thế giới vẫn cương quyết nói không với bác sĩ ảo?
Rõ ràng không phải lúc nào hiện đại nhất cũng là điều tốt nhất.
Nhìn thoáng qua, Hàn Quốc trông như đã chín muồi để áp dụng rộng rãi hệ thống bác sĩ từ xa, để các bác sĩ có thể chữa trị cho các bệnh nhân bằng các phương tiện như hội nghị truyền hình và các hình thức khác của liên lạc viễn thông. Quốc gia nhỏ bé nhưng có hạ tầng Internet tốc độ cao khắp cả nước và tỷ lệ sử dụng smartphone cao, đã cho thấy sự sẵn sàng để ứng dụng các công nghệ mới nhằm thay đổi các hệ thống truyền thống, như việc bán lẻ trên di động và mạng lưới IoT đầu tiên trên thế giới.
Nhưng việc chữa bệnh từ xa giữa bác sĩ và bệnh nhân hiện tại vẫn đang bị cấm theo luật Y tế của Hàn Quốc, và nỗ lực gần đây của chính phủ nhằm hợp thức hóa việc này đã gặp phải sự phản đối dữ dội từ các chuyên gia y tế và các nhà hoạt động. Căng thẳng xung quanh dự luật này đã dẫn đến một cuộc biểu tình phản đối của các bác sĩ vào năm 2014 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng sắp tới, khi nó được đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội Hàn Quốc vào năm nay.
Một lĩnh vực đầy lợi nhuận tiềm năng
Bác sĩ từ xa được triển khai tại Mỹ và Nhật Bản, và một số quốc gia châu Âu hiện đang ở trong giai đoạn thử nghiệm phương pháp này. Ở Hàn Quốc, một trong số ít các nước việc này vẫn là bất hợp pháp, chữa bệnh từ xa có thể mang lại lợi ích cho 5,8 triệu người, bao gồm những bệnh nhân bị cô lập về địa lý và những người cao tuổi, gặp khó khăn khi đi đến gặp các bác sĩ.
Tuy nhiên, có nhiều sự băn khoăn về việc áp dụng công nghệ này. Được quảng bá bên cạnh cuộc cải cách chăm sóc, như xuất hiện cùng với các bệnh viện vì lợi nhuận, chữa bệnh từ xa đan xen những lo ngại cho rằng: một thị trường béo bở cho các công nghệ chăm sóc sức khỏe thông minh sẽ chỉ mang lại lợi ích cho những người có đủ khả năng chi trả chúng.
Dự báo về thị trường chăm sóc sức khỏe qua di động toàn cầu.
Trong khi các công ty công nghệ Hàn Quốc sẽ thu được lợi nhuận lớn từ việc hợp pháp hóa chữa trị từ xa, nhiều người lo ngại rằng các chi phí tiềm ẩn của hệ thống này sẽ bị dồn vào các phòng khám cộng đồng nhỏ và những người dân thường Hàn Quốc đang dựa vào nó.
Với một thị trường smartphone đang trầm lắng, SK Telecom, nhà mạng không dây lớn nhất Hàn Quốc, là một trong số ít các công ty đang đua nhau để định vị mình như người dẫn đầu thị trường bác sĩ từ xa đang tăng trưởng. Người khổng lồ công nghệ đã có các dự án bác sĩ từ xa, được tiến hành tại Trung Quốc và Ả rập Xê út, với kế hoạch xa hơn để vươn tới thị trường Nam Mỹ. Những người khác, như Samsung và LG cũng đang có những sáng kiến tương tự.
“Hội nghị truyền hình thực sự chỉ là một phần nhỏ trong chữa trị từ xa.” Ông Lee Kyung-Ho, một giáo sư tại trường An ninh thông tin thuộc Đại học Hàn Quốc cho biết. “Trọng tâm thực sự là dữ liệu, ví dụ như mạch đập, nhịp tim, lượng đường trong máu hoặc bất cứu loại thông tin bệnh nhân nào khác có thể thu thập từ xa thông qua các thiết bị.”
Một bác sĩ ảo từ xa tại California.
Các rủi ro về bảo mật dữ liệu trước những cuộc tấn công mạng
Nhưng các nguy hiểm phát sinh khi phần lớn dữ liệu bệnh nhân này nằm trong các mạng lưới kỹ thuật số do tư nhân sở hữu. Vì vậy, hơn ai hết, Hàn Quốc cũng biết rằng, các dữ liệu này có nguy cơ bị tấn công mạng đe dọa, nhất là từ phía Bắc Triều Tiên.
Như bác sĩ chăm sóc sức khỏe Lee Sang-yoon lưu ý, việc tiết lộ các dữ liệu ý tế của cá nhân có thể dẫn đến việc các công ty bảo hiểm phân biệt đối xử với các bệnh nhân dựa trên hồ sơ của họ. Tồi tệ hơn, thất bại trong việc duy trì sự chính xác của dữ liệu – do các trục trặc kỹ thuật hoặc tấn công mạng – có thể gây ra các tai nạn y tế. Nói cách khác, việc bảo mật dữ liệu trong chữa trị từ xa là vấn đề giữa sự sống và cái chết.
Đây là trở ngại lớn cho chương trình thí điểm về bác sĩ từ xa của chính phủ, vốn đã được thử nghiệm tại một số phòng khám được lựa chọn trên toàn quốc. Chương trình này, sau khi trải qua hai vòng thử nghiệm vào năm ngoái và giờ đang chuẩn bị bước vào vòng 3, nhưng đã bị dừng lại bởi các thiếu sót nghiêm trọng trong việc quản lý dữ liệu.
Trong năm 2015, Hiệp hội Y tế Hàn Quốc (KMA), tổ chức đại diện cho các thầy thuốc lớn nhất cả nước, ủy quyền cho ông Lee như là nhà nghiên cứu trưởng về tình trạng an ninh mạng ở phòng khám thử nghiệm chữa trị từ xa. Phát hiện của ông cho thấy có hàng loạt các lỗ hổng kỹ thuật và bảo mật đã biết, từ việc thiếu mã hóa cho các dữ liệu y tế nhạy cảm cho đến việc sử dụng các mật khẩu yếu như “1111”. Trong một trường hợp, ông Lee phát hiện một ứng dụng giám sát huyết áp có thể bị hack, để trộm cắp hoặc làm giả dữ liệu.
Nhưng tình trạng này chỉ bắt đầu được để ý vào cuối tháng Tám năm ngoái, khi Cục An ninh mạng thuộc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia khám phá ra lần đầu tiên một cuộc tấn công mạng của Bắc Triều Tiên nhắm vào một cơ sở y tế. Kẻ tấn công giành được quyền truy cập thông qua một nhà thầu cung cấp phần mềm bảo mật cho bệnh viện một trường Đại học ở Seoul, và giành quyền điều khiển hệ thống mạng của bệnh viện, và họ không bị phát hiện trong vòng 8 tháng ròng.
Trong khi văn phòng điều tra cho rằng mục đích của cuộc tấn công là để “chuẩn bị cho một hành động khủng bố mạng,” thay vì đánh cắp dữ liệu. Đó là một lời nhắc nhở nghiêm túc cho các lỗ hổng trong dữ liệu y tế kỹ thuật số.
Các công ty trong nước cũng vậy, họ thường can thiệp vào mối quan hệ giữa các thầy thuốc và bệnh nhân để có được các dữ liệu y tế có giá trị. SK Telecom đã buộc phải đóng cửa chương trình toa thuốc điện tử của mình trong năm 2015 trong bối cảnh những cáo buộc về việc thu thập dữ liệu bệnh nhân trái phép. Theo cuộc điều tra của công tố viên, công ty đã thu thập bất hợp pháp và bán các dữ liệu toa thuốc riêng tư của hơn 70 triệu bệnh nhân cho các hiệu thuốc thu về 3,6 tỷ Won (khoảng 3 triệu USD) lợi nhuận trong suốt thời gian của chương trình.
Thay vì kiềm chế các hoạt động như vậy, chính phủ Hàn Quốc gần đây thông báo rằng họ đang tìm cách nới lỏng các quy định về việc sử dụng dữ liệu sức khỏe người dùng cho mục đích thương mại. Họ tin rằng nó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế dịch vụ của quốc gia này. Chính phủ đưa ra lời hứa cho tham vọng của mình rằng, việc này sẽ đem lại sức sống mới cho nền kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng cường xuất khẩu sang các thị trường chăm sóc sức khỏe tại Trung Quốc và Nam Mỹ.
Sự phản đối từ chính các bác sĩ chữa trị
Nhưng thật là nguy hiểm nếu cho rằng chữa trị từ xa sẽ toàn màu hồng. Ông Chung Hyung-jun, giám đốc chiến lược và bác sĩ phục hồi chức năng của tổ chức phi lợi nhuận Hiệp hội bác sĩ vì nhân văn, cho rằng.
“Rất khó để cạnh tranh trong việc chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số mà không có một lượng vốn khổng lồ. Các bệnh viện lớn có thể chi trả cho những thứ như chương trình bác sĩ từ xa nhưng các phòng khám nhỏ hơn sẽ không có đủ chừng đó tiền. Nó sẽ không tránh khỏi tình trạng độc quyền vào tay những công ty lớn nhất và nhiều vốn nhất.” Ông Chung cho biết. “Những người hưởng lợi nhiều nhất sẽ là các công ty cung cấp trang thiết bị y tế và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.”
Các bác sĩ Hàn Quốc nghĩ gì hệ thống bác sĩ từ xa sẽ đem lại điều gì:
Collapse of primary care clinics: Sự sụp đổ của các phòng khám chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Harm to patients from misdiagnosis: Gây hại cho các bệnh nhân vì chuẩn đoán sai.
Increase of healthcare costs: Gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.
None: không ý kiến.
Development of the medical industry: Phát triển ngành công nghiệp y tế.
Improvement of primary care clinics: Cải thiện các phòng khám chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Đây là một phần lý do vì sao chính phủ thất bại trong việc giành được sử ủng hộ từ KMA, tổ chức đại diện cho hơn 100.000 bác sĩ Hàn Quốc. KMA đã đe dọa tiến hành một cuộc đình công trong 6 ngày vào năm 2014, và đã dễ dàng tẩy chay được các thử nghiệm của chính phủ.
“Các phòng khám cộng đồng và các bệnh viện địa phương nhỏ và vừa phụ thuộc vào sự gần gũi về địa lý để hoạt động, sẽ gần như không thể hoạt động nữa.” Đại diện KMA cho biết trong bản tuyên bố của mình, cảnh báo sự sụp đổ lan rộng của các phòng khám chăm sóc sức khỏe ban đầu, cuối cùng sẽ làm xói mòn quyền truy cập vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe của những người cần nó.
KMA cũng công khai chỉ trích sự không minh bạch của chính phủ với dữ liệu của chương trình thử nghiệm, sự thiếu hụt các nghiên cứu an toàn và chính sách, sự coi thường đối với đầu vào là các bác sĩ trong sự thay đổi triệt để về chăm sóc sức khỏe như vậy.
“Các nhóm công dân như chúng tôi đã theo dõi công nghệ này một thời gian, và thực sự muốn thấy những gì tốt đẹp mà chữa trị từ xa và chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số có thể làm, nhưng các bằng chứng lại không cho thấy điều đó.” Ông Chung cho biết. “Cần có một sự thay đổi cách mạng ở đây trước khi nó trở nên khả thi.”
Đối với những người như ông Chung, điều đó có nghĩa là việc triển khai phải được thực hiện một cách chặt chẽ, thay vì một cách cấp tiến và đầy tham vọng. Trong khi chính phủ khẳng định các khó khăn hiện tại của lĩnh vực này sẽ được giải quyết trong chương trình thử nghiệm, các chuyên gia y tế vẫn hoài nghi, và kêu gọi một kế hoạch chậm rãi hơn, hợp tác nhiều hơn, để thiết lập các giao thức an toàn và giám sát các quy định một cách thông minh. Điều này có nghĩa là Hàn Quốc sẽ tiếp tục tụt lại phía sau trong lĩnh vực này so với các quốc gia khác – nhưng nếu không có sự hợp tác của những người quản lý nó, chữa trị từ xa sẽ nhanh chóng thất bại.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng