Trong số các loài mèo lớn, hổ, báo đốm và báo hoa mai đều sống đơn lẻ, nhưng sư tử sống theo bầy đàn. Sự khác biệt cơ bản giữa cuộc sống xã hội của mèo lớn sống theo nhóm và mèo lớn sống một mình là gì, và tại sao lại có sự khác biệt đó?
Sự khác biệt giữa sư tử và hổ là gì?
Một số người nói rằng sư tử đi theo đàn và hổ ở một mình. Trên thực tế, những con sư tử sống theo bầy đàn đôi lúc vẫn hành động đơn lẻ hoặc theo nhóm nhỏ, và những con hổ sống một mình nhưng cũng có mối liên hệ xã hội nhất định. Ví dụ, một số nhà tự nhiên học đã quan sát thấy rằng hổ đực sẽ cho phép hổ cái và hổ con thưởng thức con mồi của chúng, đôi lúc hổ cái và hổ con trưởng thành cũng sẽ hợp tác săn mồi; tại Công viên Kaziranga, một con hổ cái đã kết hợp với hai con hổ trưởng thành để săn tê giác một sừng.
Có hai điểm khác biệt cơ bản giữa đời sống xã hội của sư tử và hổ. Một là mô hình lãnh thổ. Những con hổ trưởng thành sẽ định cư có lãnh thổ riêng được phân định rõ ràng. Trong khi đó, đàn sư tử thường chia sẻ lãnh thổ, chúng có thể sống đơn lẻ hoặc theo bầy đàn, nhưng chúng không có sự phân định lãnh thổ quá rõ ràng như loài hổ.
Khía cạnh thứ hai là quan hệ họ hàng. Điều ấn tượng nhất về sư tử là chúng thường sống theo đàn, trong đó có thể có nhiều con đực trong đàn, còn loài hổ thì lại hoàn toàn khác, hổ đực và hổ cái thường sống độc lập với nhau. Trong thực tế, sư tử đực và sư tử cái thường chỉ ở cùng nhau ở các thảo nguyên ở Đông Phi. Hầu hết các bộ phim tài liệu cũng được quay ở đây. Ở Nam Phi, Tây Phi và một phần Châu Á, sư tử thường sống theo những liên minh sư tử đực và nhóm sư tử cái riêng biệt.
Sư tử trưởng thành có thể cắt một phần lãnh thổ ban đầu của chúng cho con cái của chúng và những con sư tử đực anh em sau khi trưởng thành, bị đuổi ra khỏi đàn thường sẽ liên minh với nhau rồi cùng xây dựng một đàn cho riêng mình. Sư tử đôi khi có thể hình thành một liên minh cha con, nhưng đối với loài hổ, hổ đực nhỏ sau khi trưởng thành sẽ có thể trở thành đối thủ của chúng cha của nó.
Tại sao sư tử chọn sống theo bầy đàn?
Một là mật độ con mồi cao. Chỉ khi nguồn con mồi rất phong phú mới có thể nuôi những loài mèo lớn sống theo bầy đàn. Hãy so sánh một tập hợp dữ liệu. Mật độ con mồi trong quần thể hổ Siberia là dưới 100 kg/km2 và tiểu lục địa Nam Á nơi hổ Bengal sinh sống dao động từ 1.000 đến 6.000; trong khi đó, mật độ của động vật móng guốc ở Nam Phi là 6.000 kg/km2 và trên thảo nguyên Đông Phi thì con số này là từ 10.000 đến 20.000.
Do đó, loài hổ phải chiếm giữ một lãnh thổ nhất định để đảm bảo thức ăn, nước uống và nơi nghỉ ngơi cần thiết. Cả hổ đực và hổ cái đều không cho những con hổ khác xâm nhập vào lãnh thổ của mình, điều này vô hình trung hạn chế mật độ của hổ, đây là nguyên nhân chính khiến mật độ của loài này là tương đối thấp. Còn sư tử thì luôn chia sẻ lãnh thổ của mình bằng cách sống theo bầy đàn và tận dụng nguồn con mồi dồi dào nên mật độ sư tử nhiều hơn hổ.
Thứ hai là môi trường sống quá thoáng. Những loài mèo lớn ban đầu đều sống trong rừng, nhưng sư tử sau đó đã đến đồng cỏ Châu Phi, nơi có môi trường sống thoáng đãng. Môi trường mở này giúp xóa bỏ khoảng cách giữa các loài động vật và có lợi cho việc nâng cao bản chất xã hội của động vật.
Các loài mèo lớn sống trong rừng như hổ và báo đốm săn mồi bằng các cuộc phục kích, nhưng thảo nguyên không thích hợp cho các cuộc phục kích. Để bắt được những con mồi đang chạy nhanh, sư tử phải học được chiến thuật săn mồi. Tại Vườn quốc gia Etosha, học giả Stein đã phát hiện ra rằng một đàn sư tử đi săn cùng nhau thường có sự phân công lao động rõ ràng. Một số con sư tử chịu trách nhiệm phục kích từ trung tâm, trong khi những con khác chịu trách nhiệm bao vây từ hai cánh, và một số con sư tử nhất định luôn chịu trách nhiệm tại những vị trí nhất định.
Thứ ba là sức ép của những kẻ ăn xác thối. Không có loài mèo nào to lớn như sư tử mà đi săn trong môi trường đầy rẫy những kẻ ăn xác thối như vậy. Thường những cuộc săn của sư tử chưa hoàn thành, thì những con kền kền đã phát hiện, và linh cẩu cũng sẽ có mặt ngay sau khi cuộc săn mồi hoàn thành. Chỉ cần sư tử có mặt, dù chỉ có một con, nó cũng có thể ngăn cản hầu hết các loài ăn xác thối, nhưng như vậy nó sẽ không có thời gian để hưởng thụ thành quả săn mồi. Hổ bắt những con mồi lớn và ăn chúng trong hơn mười ngày. Còn sư tử luôn bị bao vây bởi nhiều loài ăn xác thối đói khát và chúng không có nhiều thời gian để ăn như hổ.
Lúc này, sống theo bầy đàn sẽ là lựa chọn tốt hơn. Thay vì ném con mồi của mình cho những kẻ ăn xác thối, những con sư tử tất nhiên sẵn sàng chia sẻ với những người thân của mình hơn.
Sư tử có thể nhận được gì khi sống theo bầy đàn?
Tiến sĩ Schaller quan sát thấy rằng tỷ lệ thành công của những con sư tử đơn lẻ trong việc săn ngựa vằn, linh dương đầu bò là khoảng 1/6, và tỷ lệ thành công của sư tử sống theo bầy đàn là 1/3. Một số người cho rằng sư tử sống theo bầy đàn để kiếm thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều không thể giải thích là tỷ lệ săn mồi thành công của những bầy có hai con sư tử, ba con sư tử và thậm chí hàng chục con sư tử vẫn chỉ là 1/3, và với tỷ lệ thành công này thì chỉ cần hai con sư tử là đủ, và không cần hình thành một nhóm sư tử lớn. Tại sao vẫn có những đàn sư tư lớn?
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng mặc dù sư tử đơn lẻ có tỷ lệ săn mồi thành công thấp, nhưng nó không cần chia sẻ con mồi với những con sư tử khác, do đó chi trung bình nó sẽ kiếm được nhiều thịt hơn trong mỗi cuộc đi săn thành công, con mồi của chúng thường là những con non. Trong khi đó, những nhóm sư tử lớn (5 con trở lên) thường có thể săn những con mồi lớn như trâu rừng, và mỗi con sư tử cũng có thể kiếm được nhiều thịt hơn. Còn lại, những nhóm sư tử chỉ có hai hoặc ba con sư tử thì đối tượng săn mồi của chúng không lớn hơn nhiều so với sư tử đơn lẻ, trong khi đó, chúng phải chia sẻ con mồi với bạn đồng hành và kiếm được ít thịt nhất trong mỗi lần săn thành công.
Nếu sư tử thực sự sống thành đàn chỉ để kiếm thức ăn, thì chúng phải là một nhóm sư tử lớn thay vì những nhóm sư tử nhỏ chỉ có hai hoặc ba con. Tuy nhiên, những nhóm sư tủ nhỏ này lại tương đối nhiều trong tự nhiên và rất hiếm khi chúng ta thấy sư tử sống đơn lẻ.
Chuyên gia sư tử Parker đã quan sát thấy rằng một con sư tử cái đơn độc có thể sống sót mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, nó có thể tự săn mồi và cũng có thể cướp con mồi từ các loài ăn thịt khác mà không bị chết đói. Tuy nhiên, nó lại luôn cảm thấy sợ hãi, và chỉ có thể chiếm những phần lãnh thổ cằn cỗi nhất, và bất cứ khi nào những con sư tử khác xâm phạm, nó sẽ không thể canh giữ lãnh thổ và chỉ có thể chạy trốn. Do không có nguồn thức ăn ổn định nên nó không thể nuôi con non được.
Có thể thấy, việc giành giật thức ăn và săn mồi theo nhóm không phải là mấu chốt của việc sư tử sống theo bầy đàn mà chính là sức ép từ cộng đồng. Đối với sư tử, không có gì quan trọng hơn bạn đồng hành, lãnh thổ và đàn con. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sư tử sẽ ra ngoài để bảo vệ lãnh thổ của mình và bỏ mặc đàn con của chúng; bất cứ khi nào chúng nghe thấy tiếng gọi của đồng loại, chúng sẽ lao đến ngay lập tức và sẽ không bao giờ để đồng loại của chúng mạo hiểm một mình.
Do đó, những con sư tử chọn các sống bầy đàn sẽ có thể gây áp lực xã hội lớn lên những con sư tử khác. Vì vậy, trong lịch sử tiến hóa của sư tử, tính thích hòa đồng là không thể thay đổi. Đây cũng là lý do tại sao sư tử Châu Á sống trong môi trường sống như hổ, bắt mồi giống hổ nhưng vẫn ở thành đàn.
Điều trớ trêu khi sống theo bầy đàn là mỗi con sư tử sẽ được ăn thịt ít hơn so với khi sống một mình. Mặc dù vậy, sư tử vẫn phải sống theo bầy đàn, bởi vì chỉ theo bầy đàn chúng mới có thể nuôi được nhiều con cái hơn, nhiều con cái hơn thì nhóm sư tử mạnh hơn, và nhiều con đực có thể đi ra ngoài và chinh phục thế giới.
Hổ có thể sống thành đàn không?
Những loài mèo lớn có tổ tiên chung cách đây hơn 6 triệu năm, cũng giống như hổ và báo, tổ tiên của sư tử sống trong những khu rừng rậm, bằng chứng là những đốm sáng mờ trên bộ lông của đàn con. Chỉ là sư tử đã đến đồng cỏ và tiến hóa thành một nhóm động vật. Chuyên gia về Cheetah - Carlo tin rằng hầu hết những loài mèo không sống theo nhóm vì không có đủ quần thể con mồi lớn trong môi trường sống của chúng để hỗ trợ cuộc sống nhóm.
Chuyên gia về hổ Song Kwist phát hiện ra rằng mẹ, con gái và chị em hổ có thể sống cạnh nhau, giống như một bầy sư tử rải rác, đại diện cho một hình thức tổ chức khác trong gia đình mẫu hệ của mèo lớn. Do đó, ông dự đoán rằng nếu hổ sinh sống ở một môi trường sống đủ thoáng và con mồi lớn dồi dào, và sau đó phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ những loài ăn xác thối thì chúng cũng có thể sinh sống theo bầy đàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng