Nhiều người tin rằng một trận lụt lớn đã mang hóa thạch cá đến dãy Himalaya.
- Chung cư Kim Tự Tháp: Kiến trúc bước ra từ phim khoa học viễn tưởng
- 'Đĩa' bí ẩn 5.000 năm tuổi được tìm thấy ở Ai Cập khiến các nhà khoa học bối rối
- Andrias davidianus: Loài kỳ nhông khổng lồ, có kích thước bằng một người phụ nữ trưởng thành
- Muốn thay thế xe xăng, ô tô điện trước hết phải lấy lòng người có thu nhập thấp
- Sinh vật kỳ lạ này sở hữu 720 giới tính, không có não nhưng vô cùng thông minh
Dãy Himalaya hùng vĩ, có nghĩa đen là "nơi ở của tuyết" trong tiếng Phạn, còn được gọi là "nóc nhà của thế giới". Nhưng bạn có tin không nếu ai đó nói với bạn rằng họ đã tìm thấy một hóa thạch cá ở dãy Himalaya?
Mặc dù điều này nghe có vẻ vô lý và khó tin, nhưng cá và các hóa thạch biển khác đã thực sự được tìm thấy ở dãy Himalaya!
Khi những người leo núi lần đầu tiên tìm thấy hóa thạch sinh vật biển trên dãy Himalaya, những suy đoán về lý do đằng sau đó bắt đầu xuất hiện. Trong tất cả các suy đoán, suy đoán phổ biến nhất chính là "Đại hồng thủy".
Tuy nhiên, các chuyên gia lại đưa ra giả thuyết khác. Họ cho rằng sự trôi dạt lục địa, cũng là nguyên nhân tạo ra dãy Himalaya vĩ đại, là lý do thực sự tại sao có hóa thạch cá ở dãy Himalaya.
Hóa thạch cá trên dãy Himalaya là kết quả của một sự cố địa chất được gọi là "trôi dạt lục địa". Sự trôi dạt lục địa xảy ra khoảng 225 triệu năm trước, khi bản đồ thế giới từng khác rất nhiều so với ngày nay - Ấn Độ hồi đó là một phần của siêu lục địa được gọi là "Gondwana".
Tuy nhiên, khoảng 200 triệu năm trước, mảng kiến tạo Ấn Độ bắt đầu di chuyển về phía bắc với tốc độ 9 đến 16 cm mỗi năm sau khi tách khỏi Gondwana.
Khoảng 50 triệu năm trước, vùng đất Ấn Độ cuối cùng đã va chạm với lục địa Á-Âu, sau khi di chuyển một quãng đường khoảng 6.400 km. Rìa đáy biển của mảng kiến tạo Ấn Độ và lục địa Á-Âu liên tục được nâng cao và bồi tụ, đến đến việc hình thành dãy Himalaya.
Vì vậy, có thể nói dãy Himalaya được hình thành từ sự va chạm của các vùng đất, chủ yếu là đáy biển được nâng lên cao. Đương nhiên, đáy biển là nơi sinh sống của các sinh vật biển. Do đó, trong quá trình va chạm kéo dài, nhiều sinh vật hóa thạch dưới đáy biển đã được đưa lên cao theo đỉnh núi.
Một số hóa thạch đầu tiên ở dãy Himalaya được thu thập trong chuyến thám hiểm đỉnh Everest năm 1924. Mặc dù chuyến thám hiểm thất bại, George Mallory và Andrew Irvine, hai trong số những người leo núi, đã thiệt mạng khi cố gắng chinh phục đỉnh Everest. Tuy nhiên, Noel Eward Odell, một thành viên khác trong nhóm, đã sống sót và quay trở lại với một số mẫu hóa thạch cá (đá vôi).
Nhiều năm sau, Edmund Hilary và Tenzing Norgay, những người đầu tiên lên đỉnh Everest, cũng đã thu thập các mẫu đá vôi tương tự. Đá vôi là đá trầm tích hình thành từ các mảnh vụn hữu cơ, như cá, san hô, xương, vỏ sò… ở vùng nước ấm.
Các hóa thạch được những người leo núi này phát hiện có niên đại từ Kỷ Ordovic, đã kết thúc cách đây khoảng 440 triệu năm. Điều đó có nghĩa là những hóa thạch này thậm chí còn có tuổi đời lâu đời hơn cả những con người đầu tiên đi trên Trái Đất khoảng 2 triệu năm trước!
Những sự thật hấp dẫn về dãy Himalaya
1. Có một hồ chứa đầy những bộ xương ở dãy Himalaya
Roopkund, hay "hồ xương người", là một hồ băng trên dãy Himalaya chứa hàng trăm bộ xương người! Hồ này đóng băng gần như quanh năm, nằm ở độ cao 5.000 mét so với mực nước biển. Bất cứ khi nào hồ tan chảy, người ta có thể nhìn thấy hài cốt của khoảng 600 đến 800 người trong và xung quanh hồ.
Các nhà khoa học và nhân chủng học đã nghiên cứu những hài cốt tại Roopkund trong hơn nhiều thập kỷ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy những người chết ở đó có thể hình to lớn hơn người bình thường. Hầu hết trong số họ đều là những người trưởng thành khỏe mạnh ở độ tuổi khoảng 35 đến 40 và một số phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên, vẫn chưa ai tìm ra danh tính của những người này, hay họ đến từ đâu, chết như thế nào và khi nào.
2. Một loài ong mật vùng Himalaya có thể tạo ra loại mật gây ảo giác
Apislaboriosa là một loài ong mật ở dãy Himalaya, chúng có thể tạo ra mật ong gây ảo giác. Loài này cũng là là một trong những loài ong mật lớn nhất trên hành tinh, được coi là loài thụ phấn chính cho thảm thực vật ở vùng núi cao Himalaya. Bộ lạc Gurung bản địa trong khu vực thường leo lên những nơi có độ cao lớn để thu thập cái gọi là "mật ong điên" của những con ong này.
Mật ong của những con ong mật khổng lồ ở Himalaya khi được tiêu thụ với một lượng nhỏ sẽ gây ra cảm giác hưng phấn và lâng lâng. Nó cũng được cho là có một số đặc tính chữa bệnh, bao gồm cải thiện các vấn đề về khớp và cholesterol.
Tuy nhiên, mật của loài ong này có chứa một chất hóa học gọi là greyanotoxin, một chất độc thần kinh được tìm thấy trong nhiều loại hoa ở Himalaya. Do đó, mật ong có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.
3. Đỉnh cao nhất của dãy Himalaya, đỉnh Everest, vẫn đang phát triển
Đỉnh Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới, vẫn tiếp tục phát triển ngay cả sau hàng triệu năm kể từ khi nó được hình thành. Chuyển động của mảng kiến tạo đã tạo ra toàn bộ dãy núi Himalaya vẫn đang diễn ra với tốc độ gần như không thể nhận thấy.
Điều đó có nghĩa là Ấn Độ vẫn đang tiến về phía Bắc khoảng 5 cm mỗi năm. Điều này sẽ làm tăng thêm khoảng 0,4 mm chiều cao của Everest mỗi năm. Ở một số vùng của dãy Himalaya, sự tăng trưởng thậm chí còn nhiều hơn, với khoảng 10 mm mỗi năm. Theo đo đạc chính thức vào tháng 12 năm 2020, chiều cao cuối cùng được ghi nhận của đỉnh Everest là 8.848,86 mét.
Nguồn: Animalia; Unbelievable; ZME
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng