Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 4 quốc gia trên thế giới có thể sản xuất đầu bút bi. Đặc biệt, Mỹ không nằm trong số đó.
- Sự phi thường của TMĐT: Tại sao giao hàng từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ mất vài ngày, nhưng phí ship 10.000 đồng - rẻ hơn cả nội thành?
- ‘Ngược sóng’ cả ngành xe điện, tại sao Tesla kiên quyết loại bỏ cảm biến radar, lý do hóa ra không chỉ vì tiền
- Tại sao 'gã khổng lồ' công nghệ IBM lại lưu trữ dữ liệu ở băng từ kiểu cũ?
- Tại sao cá sấu lại rơi nước mắt?
Bút bi là vật dụng quen thuộc, thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sở dĩ gọi là bút bi vì phần ngòi bút có một bộ phận nhỏ là viên bi có chức năng đẩy phần mực bút chứa trong ruột bút ra ngoài. Một điều đặc biệt là gần như quốc gia nào cũng có thương hiệu bút bi của riêng mình, thế nhưng trên thế giới hiện chỉ có 4 nước sản xuất được viên bi đầu bút. Viên bi này tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng, nó xoay tròn tự do cho phép mực ra đều theo từng nét bút.
Việc sản xuất một viên bi sắt xoay tròn có thể viết được một cách thoải mái trong thời gian dài không phải là điều đơn giản mà đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Độ chính xác gia công là 1/1000 mm. Sai số không được phép vượt quá 0,003 mm.
Bên cạnh cách thức làm ra viên bi nhỏ, vật liệu cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Thép dùng để sản xuất viên bi này phải là loại vật liệu đặc biệt - Tungsten carbide có độ cứng gấp đôi thép. Vì vậy, đây còn còn được mệnh danh là một trong những chi tiết khó làm ra nhất trên thế giới. Hiện tại, chỉ có Thụy Sĩ, Đức, Nhật Bản và gần đây là Trung Quốc nắm giữ công nghệ sản xuất bi đầu bút.
Vậy tại sao trên thế giới chỉ có 4 quốc gia sản xuất được bộ phận "siêu nhỏ" này?
Thụy Sĩ và Đức là 2 quốc gia giàu có và phát triển. Đồng thời nổi tiếng về kỹ thuật sản xuất máy móc chính xác, tinh xảo và chất lượng. Trong số 4 quốc gia, Thụy Sĩ là quốc gia sản xuất bút bi "lành nghề" nhất. Công ty Thụy Sĩ phải mất hơn 20 công đoạn để sản xuất một đầu bút bi nhỏ với những yêu cầu nghiêm ngặt: Độ chính xác khi xử lý phải đạt đến 1/1000 mm; Đầu bút có 5 rãnh dẫn mực; sự ăn khớp giữa bi, đầu bút và vị trí rãnh sai số không được quá 3 micron và độ dày ở đỉnh đầu bút chỉ từ 0,3-0,4 mm.
Là một quốc đảo, thiếu tài nguyên, phải nhập khẩu nhiều thứ từ bên ngoài nhưng ngành sản xuất của Nhật Bản rất mạnh và phát triển, đứng top đầu thế giới. Với những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, bút bi do Nhật Bản sản xuất độc quyền trên toàn châu Á.
Đến năm 2017, Trung Quốc đã trở thành nước thứ tư có thể sản xuất chi tiết này. Theo China Daily, trước đó, đất nước tỷ dân đã sản xuất 38 tỷ chiếc bút bi mỗi năm, con số này chiếm khoảng 80% tổng số bút bi trên thế giới. Có hơn 3.000 công ty sản xuất bút ở đất nước này, thế nhưng không có công ty nào có công nghệ cao cấp để sản xuất viên bi đầu bút.
Thay vào đó, khoảng 90% đầu bút được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ. Theo Hội đồng Công nghiệp nhẹ Trung Quốc, điều này khiến ngành công nghiệp tiêu tốn 17,3 triệu USD mỗi năm. Sau quá trình nghiên cứu không ngừng, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ sản xuất bút bi và hiện chiếm 80% thị trường bút bi cả nước. Gần 40 tỷ chiếc bút bi được sản xuất trong một năm.
Ngoài khía cạnh trình độ khoa học công nghệ, thì vấn đề về lợi nhuận cũng khiến ít quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm này. Sản lượng một ngày của nhà máy gang thép có thể bằng lượng thép tiêu thụ của ngành sản xuất bút trong một năm. Một cây bút bi trên thị trường có thể chỉ bán được vài USD, lợi nhuận không cao. Vì vậy, các nhà máy luyện thép ở nhiều nước không phải không sản xuất được đầu bút bi, nhưng đứng trước vấn đề lợi nhuận, họ không chọn việc bỏ tiền ra nghiên cứu và phát triển sản phẩm này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng