Tại Trung Đông, gà rán KFC cũng trở thành mặt hàng để người ta đánh đổi cả tính mạng để buôn lậu
Gà rán KFC hay các món đồ ăn nhanh đã quá quen thuộc đối với chúng ta, nhưng có lẽ tại Trung Đông đây lại là những món đồ ăn nhanh "chậm" nhất trên thế giới.
Đây có lẽ sẽ là thức ăn nhanh phục vụ chậm nhất trên thế giới. Để có thể ăn được món gà rán KFC tại Gaza, bạn cần phải đặt vào đêm hôm trước và đi theo đó là những cuộc điện thoại cũng như chuyển tiền quốc tế.
Vào ngày hôm sau sẽ có những shipper người Ai Cập sẽ đi mua theo yêu cầu của bạn và đưa nó cho những người chuyển phát nhanh. Sau đó họ sẽ phải đi qua những đường gầm dài dưới lòng đất để đưa món gà rán cho những người giao hàng tại Gaza rồi tiếp tục vận chuyển bằng xe máy để tới tay của bạn.
Nhưng người Palestine không hề nản lòng vì phải chờ đợi. Một sinh viên 22 tuổi tên Abou Fares cho biết: : "Nó rất ngon kể cả khi đã nguội”.
Chi phí cho mỗi lần đặt hàng và vận chuyển như vậy trên thực tế không hề "dễ thở" một chút nào, Madani, nhân viên công ty vận chuyển Yamamah cho biết, trung bình mỗi suất bao gồm 12 miếng gà KFC kèm khoai tây chiên ở Aris là 80 bảng Ai Cập (khoảng 12 đô la Mỹ) và giá sau khi giao tới Gaza, chúng sẽ có giá lên tới 30 USD.
Tuy nhiên rất nhiều người tại Gaza cho rằng mức giá này vẫn có thể chấp nhận được và họ hài lòng bỏ ra số tiền đó để được thưởng thức đồ ăn nhanh "chậm nhất thế giới" này.
Ở Gaza chỉ có duy nhất một con đường thông ra thế giới là phía nam giáp Sinai Ai Cập. Người dân ở đây không được ra nước ngoài nhưng vẫn theo dõi tin tức và sản phẩm ngoại quốc qua truyền hình. Sự thèm khát được sử dụng sản phẩm mà mọi người trên thế giới dùng đã sinh ra nhiều doanh nhân ở đây. 2013 đánh dấu sự thành công của Khalil Efrangi, doanh nhân buôn lậu gà rán KFC qua cống ngầm thông Sinai Ai Cập. Khalil nhận đơn hàng từ khách và đặt hàng bên El Arish Sinai, taxi bên Ai Cập chở gà sang đến cống ngầm giao cho taxi bên Gaza chuyển đến cho Khalil, ông dùng một đội xe máy đi giao hàng cho khách.
Yamamah một công ty phân phối ở Gaza, gần đây đã kinh doanh món gà rán từ chuỗi cửa hàng ăn nhanh Kentucky Fried Chicken của Mỹ.
Người dân Gaza đặt hàng trên trang Facebook củaYamamah hoặc thông qua một cuộc điện thoại. Sau đó, họ chờ đợi để được giao tại nhà, món gà từ nhà hàng KFC tại Ai Cập, được vận chuyển qua các đường hầm.
Hoạt động này bắt đầu khi nhân viên của công ty Yamamah bỗng dưng thèm món gà rán nên đã đề nghị giới buôn lậu phục vụ thực đơn này từ nhà hàng KFC tại Al-Arish, một thị trấn nhỏ của Ai Cập, cách Dải Gaza khoảng 40km.
Nắm bắt được nhu cầu ăn đồ ăn nhanh ngày càng tăng của người dân ở Dải Gaza, nhiều doanh nhân tại Palestine, những người sở hữu chuỗi nhà hàng KFC và Pizza Hut tại khu bờ Tây cũng đã có nhiều hoạt động thúc đẩy vận chuyển những món đồ ăn nhanh này tới Gaza.
Trên thực tế, đường hầm để vận chuyển những món đồ ăn nhanh này tại Palestine từ lâu đã là đường hầm để những tay buôn lậu vận chuyển vũ khí.
Thị trấn Rafah, một thị trấn ở giữa biên giới Gaza và Ai Cập đã trở thành thánh địa mua sắm với hệ thống đường ngầm chằng chịt, khổng lồ. Hệ thống đường hầm này thu hút hàng chục nghìn nhân công Palestine làm việc và vận chuyển hàng hoá. Do việc vận chuyển trên mặt đất bị chặn đứng, nên hầu như mọi loại hàng hóa được tuồn vào từ Ai Cập thông qua hệ thống đường ngầm.
Và việc buôn lậu KFC ở Gaza ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp, bởi chỉ tính riêng ở Dải Gaza, có tất cả hơn 400 đường hầm trên toàn thành phố cho phép bạn sống ở trung tâm của cuộc chiến mà vẫn có thể đặt hàng được món gà rán KFC ở bên kia chiến tuyến.
Với những con đường hầm như vậy, bạn có thể đặt mua mọi thứ từ bút viết, thuốc lá, Viagra hay bất cứ thứ gì bạn muốn, chỉ có điều thời gian chờ đợi sẽ hơi lâu, có thể lên tới 2 ngày dù món hàng bạn đặt chỉ cách nơi bạn đang ở có vài km. Còn đối với những kẻ buôn lậu kiểu mới thì đây lại là dịch vụ kiếm được bộn tiền.
Ngoài ra, tất cả các con thú tại Công viên rừng phía Nam, như linh cẩu, chó sói, đà điểu và khỉ đột, về cơ bản chúng đều được vận chuyển đường hầm bởi những tay buôn lậu. Điều đặc biệt nhất ở công viên này là rất nhiều động vật được nhập lậu từ nước ngoài, nhưng rất ít nhân viên dám chạy ra ngoài để cho chúng ăn hàng ngày, bởi vậy những con vật ở đây luôn phải sống trong cảnh "địa ngục trần gian".
Hơn nữa, hệ thống đường hầm và cống ngầm này tại Gaza cũng chính là nơi cung cấp cho 65% bột mì, 67% hàng tiêu dùng, 98% đường, 100% thép và xi măng nhu cầu của toàn bộ người dân. Nhưng đó không phải là tất cả.
Theo những thông kê gần đây, những người buôn lậu còn cung cấp những mặt hàng khác như nước hoa, băng video, các loại hàng hóa từ chợ đen và thậm chí là cả phụ nữ.
Một phụ nữ Gaza đi trong một đường hầm tối chỉ để tham dự một bữa tiệc ở Ai Cập
Đường hầm buôn lậu tại Gaza là những đường đi được đào dưới Philadelphi Corridor, một dải đất hẹp, dài 14 km, nằm dọc theo biên giới giữa Dải Gaza và Ai cập. Sau Hiệp ước hòa bình Ai Cập - Do Thái vào năm 1979 thành phố Rafah, nằm ở phía Nam Dải Gaza, bị chia đôi bởi đoạn hành lang này. Một phân nửa thành phố thuộc Ai Cập, phân nửa kia nằm ở miền Nam của Gaza.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng