Tấm bản đồ chi tiết về mạng Internet hiện nay

    MP,  

    Một nhà nghiên cứu độc lập mới đây đã công bố kết quả thu thập dữ liệu trên mạng botnet 420.000 máy mà anh này xây dựng được.

     
     

    Một nhà nghiên cứu độc lập mới đây đã công bố kết quả thu thập dữ liệu trên mạng botnet 420.000 máy mà anh này xây dựng được, từ đó tạo ra tấm bản đồ Internet chi tiết nhất từ trước đến nay. Tấm bản đồ không chỉ cho thấy thông tin chi tiết về những nơi mà con người đang kết nối Internet nhiều nhất, mà nó thậm chí còn hiển thị những thay đổi trong lưu lượng mạng với độ chính xác đáng ngạc nhiên. Nghe có vẻ khó tin? Bạn đừng quên rằng tác giả tấm bản đồ đã hack vào gần nửa triệu máy tính trên toàn thế giới. Dù chỉ kiểm soát ở mức thấp và không có hoàn toàn mọi quyền điều khiển, anh này có thể dễ dàng thực hiện thao tác ping từng máy ở mọi thời điểm và thống kê kết quả phản hồi để cập nhật tình trạng cho tấm bản đồ. Không cần nói cũng biết, công việc tạo ra một tấm bản đồ như thế này đòi hỏi nhiều kiến thức về máy tính và mạng hơn là kiến thức địa lý.

    Tuy sản phẩm cuối cùng khá là đẹp mắt, nhưng xét cho cùng nửa triệu máy vẫn chưa thấm vào đâu so với số lượng máy tính đang hoạt động trên toàn thế giới. Ngoài ra phải kể đến việc tác giả cũng mới chỉ cho hiển thị được các máy với loại địa chỉ mạng phổ biến nhất là IPv4 – các máy đã hoàn toàn lên đời v6 sẽ bị bỏ qua. Một số hạn chế khác bao gồm việc các máy trên bản đồ chỉ giới hạn trong nền tảng Linux và dĩ nhiên chỉ là những máy của người dùng nghiệp dư với cơ chế bảo mật lỏng lẻo.

    Nhưng nhìn chung, tấm bản đồ hiển thị tương đối hoàn chỉnh bức tranh toàn cảnh mạng Internet trên toàn thế giới.

    Bức tranh toàn cảnh thế giới mạng Internet

    Không ngoài dự đoán khi lưu lượng tập trung khá nhiều ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á

    Do quá trình tạo bản đồ có dính dáng tới việc xâm nhập trái phép máy tính của người dùng khác – mà ở đây ta đang nói đến gần nửa triệu máy – hiển nhiên nhà nghiên cứu này đang vi phạm luật nghiêm trọng. Gỉa sử nếu bị bắt tại Mỹ, chiếu theo một số bộ luật hiện hành anh này có thể bị kết án tới tổng cộng… vài chục án chung thân. Đó cũng là lí do kết quả nghiên cứu chỉ có thể được công bố dưới dạng nặc danh trên blog.

    Tuy nhiên thực chất việc xâm nhập này cũng không có gì quá nghiêm trọng, ít nhất là khó có khả năng gây hại cho bất cứ ai. Tác giả trình bày trong báo cáo nghiên cứu của mình rằng mạng “Carna Botnet” mà anh xây dựng chỉ nhắm đến các máy cá nhân không hề được bảo vệ - tức những máy chỉ có một tài khoản admin và không hề có mật khẩu cho tài khoản đó. Anh cũng cho biết đã cài đặt để chương trình mà mình cài đặt vào chạy tốn ít tài nguyên nhất có thể, tránh làm ảnh hưởng đến việc sử dụng của chủ nhân máy. Thậm chí để phòng trường hợp bị phát hiện, anh này còn cẩn thận để lại một ghi một ghi chú trên các máy nạn nhân giải thích việc xâm nhập của mình là nhằm “phục vụ mục đích nghiên cứu”. Như thế chưa đủ cẩn thận với bạn? Thế thì việc các nạn nhân được cung cấp hẳn địa chỉ email của “thủ phạm” trong ghi chú đó để liên lạc đặt câu hỏi nếu muốn hẳn sẽ làm nhiều người hài lòng.

     Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

    Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

    Trong các ghi chép về quá trình tạo ra tấm bản đồ này, nhiều người có thể sẽ nhạc nhiên khi nhận ra rằng tác giả thực hiện dự án này… cho vui. “Thay vì dành cả phần đời còn lại tự hỏi xem liệu ý tưởng của mình có khả thi hay liệu việc triển khai nó sẽ vui như thế nào, tôi quyết định đánh liều làm thử”. Anh này ghi chép lại. “Tôi đã nắm bắt cơ hội và đã có dịp làm việc trên một mạng lưới tầm cỡ thế giới, kiểm soát hàng trăm ngàn thiết bị chỉ bằng vài cú click chuột, quét và mô phỏng lại hình ảnh thế giới Internet theo cách mà chưa một ai làm được. Số người có thể trải nghiệm cảm giác này trên thế giới cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

    Bức tranh toàn cảnh thế giới mạng Internet
     

    Bức ảnh động thể hiện sự thay đổi của thế giới Internet trong 24h có dung lượng khá nặng, bạn đọc có thể xem bản gốc high-res tại đây

    Nghiên cứu này cũng phục vụ như một lời cảnh báo về tình trạng bảo mật trên Internet. “Phần lớn những máy tính mà chúng ta thấy trên tấm bản đồ này đáng lẽ ra không bao giờ nên được kết nối với thế giới Internet công cộng bởi trạng thái bảo mật của chúng quá lỏng lẻo. Đáng tiếc là vào thời đại này, nếu bạn “thực sự” nghĩ rằng chưa có ai vào Internet bằng một máy tính nào đó, thì trong thực tế có thể đã có tới cả ngàn phiên truy cập được thực hiện trên đó”. Báo cáo ghi lại.

    Bức tranh toàn cảnh thế giới mạng Internet

    Màu sắc trên hình thể hiện mật độ truy cập, với chú thích bên dưới

    iện nay chưa rõ liệu có tổ chức nào của các chính phủ đang tiến hành lần theo tác giả của tấm bản đồ này không. Nhưng giới khoa học thì đang tỏ ra rất hứng thú với kết quả nghiên cứu. “Đây là một công trình tuyệt vời, cho thấy những nút thắt yếu trên thế giới mạng của chúng ta, trong đó có cả những hệ thống nhúng của các ngành công nghiệp”. Chuyên viên bảo mật Mark Bower phát biểu. Một tên tuổi khác trong giới bảo mật, Mark Schoesser thì cho biết “Công trình này ấn tượng nhất ở chỗ nó là phiên quét toàn diện nhất thế giới Internet từ trước tới nay. Tôi rất muốn được thấy thêm các dự án như thế này, thực hiện một cách công khai và được chia sẻ trên các môi trường nghiên cứu chính thống”.

    Dù rằng các hình ảnh này hiện nay vẫn còn giống với trí tưởng tượng của nhiều người, với lưu lượng tập trung ở các vùng như Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á.v.v. Nhưng chúng ta có thể tin rằng thế giới Internet sẽ ngày càng trở nên phức tạp, và các bản đồ dạng này cũng sẽ nhanh chóng thay đổi. Đặc biệt là với sự xuất hiện của các smartphone giá rẻ tại Châu Phi hay các mẫu tablet 20$ tại Ấn Độ, các kết nối tới Intểnt đang trở nên dày đặc hơn với mỗi phút trôi qua, và nửa triệu thiết bị trong Carna Botnet sẽ sớm trở thành một con số nhỏ bẻ. Hi vọng trong tương lai chúng ta sẽ có dịp được thấy những công trình đồ sộ và “chính thống” hơn, như lời Mark Schoesser đã nói.

    Tham khảo:motherboard.vice.com

     
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày