Tâm sự của một "xe ôm công nghệ": Mỗi tháng tôi kiếm được 10 triệu, gấp 3 lần hồi còn làm bảo vệ
Chú Thành, xe ôm công nghệ, lộ rõ sự vui mừng, bởi theo lời chú, chú từng làm bảo vệ nhiều năm. Mỗi tháng được khoảng hơn 3 triệu. Nếu muốn có thêm thu nhập thì phải tăng ca. Mà cũng cực lắm, phải đứng rất lâu để trông công ty. Giờ thu nhập đã tăng gấp đôi.
Con đường từ sân bay Tân Sơn Nhất tới quận 1 kéo dài hơn một giờ đồng hồ vì kẹt đường. Khoảng thời gian "rảnh rỗi" bất đắc dĩ này trở thành dịp để tôi biết thêm về cuộc sống của cánh "xe ôm công nghệ".
Chú Thành, sinh năm 1965, vừa chở tôi vừa trò chuyện. Chú mới làm đối tác cho ứng dụng gọi xe (mà tôi đang dùng) được vài tháng và cũng đã quen với công việc. "Tháng kiếm được khoảng 8-10 triệu. Cả ngày hôm qua tôi đi làm được những 500 ngàn. Có một khách rất vui tính. Cô ấy vừa đi vừa nói chuyện như cháu (tôi - PV). Cả cuốc là 65.000 đồng, cô ấy bo luôn chặng về rồi nói: Giờ vắng khách nên chắc không ai đi chiều về. Con bo chú”.
Điều khiển xe máy trên con đường tắc nghẽn, nhưng người đàn ông ngoài 50 đang chở tôi vẫn rất hồ hởi khi kể về công việc mới. Trước đây, chú Thành từng làm bảo vệ nhiều năm, thu nhập mỗi tháng được khoảng hơn 3 triệu. "Nếu muốn có thêm thu nhập thì phải tăng ca. Mà cũng cực lắm, phải đứng rất lâu để trông công ty cho người ta. Giờ thu nhập gấp đôi gấp ba mà được đi, gặp nhiều người".
- Ai giới thiệu chú công việc mới này vậy? - tôi hỏi.
- Một người bạn rủ và thế là chú thử. Thủ tục cũng đơn giản. Họ đào tạo 3 tiếng để phổ biến kế hoạch, quy tắc, và rồi thành xe ôm thôi!
- Dùng điện thoại để nhận khách có tiện không chú?
- Ban đầu thì khó thật. Mà giờ chú cũng quen rồi và điện thoại thông minh lúc nào cũng để trong túi áo để còn kịp đăng ký nhận khách. Làm riết cũng quen cô ạ.
"Nhiều lái xe là nữ nữa đó. Mà họ hay được bo nên thu nhập rất cao", chú Thành tiết lộ thêm.
Một trong những khó khăn của nghề này, theo lời chú Thành, là việc tìm đường. "Có hôm tôi tìm hoài không được đường trong hẻm, người gọi xe mắng chú quá trời và dọa sẽ tìm xe khác. Tôi nói rằng: Đường khó tìm quá, tôi tìm hoài không ra. Cô nhỏ tuổi mà mắng tôi hoài. Nữ khách có vẻ như ân hận và nói lời xin lỗi", chú xe ôm già thuật lại.
Thứ nữa là các mối nguy hiểm rình rập khác mà cánh tài xế mới đi như chú chưa từng gặp. "Mấy hôm trước, có vụ xe ôm Grab bị xe ôm truyền thống ép vào đường và đánh bên quận 2 đó. Lý do là họ không muốn Grab hoạt động tại quận 2 vì họ nghĩ là Grab cướp địa bàn”.
“Nguy hiểm thế nhưng nếu có khách thì vẫn phải đi thôi. Có đợt đêm khách gọi đi từ Sài Gòn tới Đồng Nai, đi lúc 10h đêm. Chú đành từ chối vì lúc đi thì được nhưng khi về, đi một mình, sợ nguy hiểm vì đường rất vắng.Mình đành cáo lỗi với khách”.
Trong một dịp trò chuyện với một "xe ôm công nghệ" khác tên Tâm, cậu này chỉ hơn 20 tuổi. Chặng đường từ quận 5 về tới quận 3 của tôi hết 17.000 đồng. Tâm bảo, em được 85% trong số 17.000 đồng, phía công ty sẽ thu 15%.
“Mỗi ngày trừ tiền xăng, trung bình em cũng được hơn 200.000 đồng. Em mới chạy xe được vài tháng và thấy cũng ổn. Có người chạy quen được nhiều hơn đó”, Tâm nói.
Trái ngược với tâm trạng hào hứng của những "xe ôm công nghệ" như chú Thành hay bạn Tâm là xe ôm truyền thống. Grab, Uber đang khiến cánh tài truyền thống ngày càng gặp khó khăn hơn.
Theo Trí thức trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng