Tận dụng thiết bị thông minh cho giáo dục, nên hay không nên
Liệu những thiết bị thông minh như iPad có thể là một thiết bị học tập hữu ích thay vì chỉ là một thiết bị giải trí đơn thuần.
- 40 năm nhìn lại Windows 1.0: Thất bại tạo nên thành công cho hệ điều hành phổ biến nhất ngày nay
- Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam khốc liệt đến mức nào mà BEAMIN phải ngậm ngùi rút lui?
- Không từ bỏ đam mê, Sam Bankman bị cấm ‘chơi’ tiền số thì giao dịch...cá thu trong tù
- Trí tuệ nhân tạo AGI là gì, mà khiến các nhà khoa học phải kinh sợ, làm hỗn loạn nội bộ OpenAI
- Apple và những lần thiết kế sản phẩm sai lầm nhưng lẳng lặng bỏ qua
Đó là câu hỏi được đặt ra trong Hội thảo ngày 23-11 vừa qua tại một ngôi trường ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh về việc dạy học qua các thiết bị thông minh, cụ thể là máy tính bảng cũng như các thiết bị khác. Tại hội thảo này, các thầy cô được trải nghiệm việc sử dụng iPad trong việc thiết kế bài giảng cũng như hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của thầy cô.
Câu hỏi trên được đặt ra khi thực tế cho thấy, các thiết bị thông minh như máy tính bảng không chỉ là một thiết bị giải trí thông thường mà còn có thể mang tới nhiều tiện ích mới chưa từng thấy trước đây đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của học sinh.
Ví dụ, với khả năng lưu trữ lớn nhiều tài liệu khác nhau, các thiết bị thông minh như máy tính bảng có thể thay thế cho một lượng lớn tài liệu của giáo viên cũng như học sinh. Bên cạnh đó, các thiết bị thông minh như máy tính bảng còn có thể mang lại các cách tiếp cận mới, sinh động hơn, trực quan hơn cho các bài giảng, giúp học sinh hứng thú hơn, cũng như tiếp cận dễ dàng hơn với nội dung giảng dạy.
Trong buổi hội thảo, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với những ngôi trường đang đi đầu trong cách tiếp cận mới về giáo dục này, như Ban giám hiệu trường Khải Hoàn Nam Sài Gòn (VSSS), một trong những ngôi trường tiên phong trong việc sử dụng iPad như một thiết bị dạy học khi trang bị cho cả giáo viên và học sinh.
Trong buổi phỏng vấn, thầy David Perkin, Hiệu trưởng trường Khải Hoàn Nam Sài Gòn cho biết về 3 lý do ông trang bị iPad cho ngôi trường của mình, đó là khả năng cơ động, khi học sinh có thể mang iPad đến bất kỳ đâu mà vẫn duy trì được hoạt động học tập của mình, kích thích khả năng sáng tạo khi có thể được tương tác theo nhiều phương thức khác nhau như video, hình ảnh, thực tế ảo, … và cuối cùng iPad cũng là phương tiện giúp học sinh cộng tác, giao tiếp với nhau dễ dàng hơn trong lớp học.
“ Bên cạnh đó, chúng tôi có thể quản lý thiết bị qua tính năng Mobile Device Management, vì vậy chúng tôi có thể quản lý thời gian học sinh sử dụng iPad hoặc nội dung mà chúng tôi muốn hiển thị hoặc ngăn chặn các ứng dụng không cần thiết. Vì vậy, chúng tôi có thể để học sinh sử dụng iPad trong giờ học mà không phải lo ngại về sự phân tâm. ” Thầy Perkin cho biết thêm.
Còn theo cô Nguyễn Thị Vân Trang, Hiệu trưởng Trường liên cấp Ngôi Sao Hà Nội, việc cho phép học sinh sử dụng iPad hay các thiết bị thông minh trên lớp giống như “giáo dục giới tính” hay bị gọi là “vẽ đường cho hươu chạy”. Nhưng cô Vân Trang cho biết, đó rõ ràng là vẽ đường cho hươu chạy, nhưng là để các bạn nhỏ biết cách dùng cho đúng, còn hơn là để các bạn tự dùng và không biết cách tận dụng các thiết bị đó một cách đúng đắn như thế nào.
Ở phía học sinh, khi tiếp xúc đồ công nghệ mới thay cho sách giáo khoa thì các cháu cũng rất hào hứng đón nhận, hành trang đi học cũng nhẹ nhàng hơn, cách tương tác với giáo viên cũng tích cực hơn, bài học cũng sinh động hơn. Cô Hiệu trưởng Vân Trang cho biết trước đây thế hệ chúng ta viết tập làm văn thì chỉ toàn là chữ viết, nhưng giờ các cháu có thể trang trí, gắn thêm hình ảnh/video minh họa cho câu chuyện của mình để sinh động hơn, sáng tạo hơn
Để giáo viên có thể làm quen với thiết bị giảng dạy mới, Apple còn thiết kế riêng một khóa học có tên Apple Teacher để hỗ trợ các giáo viên làm quen với phương tiện và trải nghiệm giáo dục mới. Giáo viên tại các trường này khi dùng iPad làm công cụ dạy học đều phải tham gia khóa huấn luyện online Apple Teacher để đạt được chứng chỉ.
Theo thầy Hiển (trường VSSS), người đầu tiên hoàn thành khóa học này cho biết khóa học cũng rất đơn giản và nhanh chóng tiếp thu được, cái chính là biết cách tận dụng iPad và các ứng dụng trong hệ sinh thái để dạy học cho trẻ tốt hơn. Ngoài tiếng Anh, khóa học này còn có cả tiếng Việt để mọi giáo viên đều có thể tiếp cận. Một trong các tiện ích là ứng dụng Apple Classroom, giúp giáo viên theo dõi lớp học tốt hơn.
Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi cô Quỳnh Anh (trường VSSS) khi cho biết, iPad đang giúp cô kiểm soát lớp học tốt hơn so với trước đây. Vì các bạn nhỏ trong lớp rất hứng thú với iPad, nên khó tránh khỏi nhiều bạn sẽ sử dụng nó để truy cập các ứng dụng không liên quan đến bài học, nhưng với Classroom, cô có thể phát hiện ra điều đó và khóa riêng thiết bị của các bạn đó lại và ngăn bạn đó tiếp tục sử dụng iPad.
Bên cạnh đó, Apple còn xây dựng nên cộng đồng Apple Teacher Community để các giáo viên có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình khi giảng dạy thông qua iPad cũng như các phương tiện thông minh khác.
Buổi nói chuyện với các giáo viên, những người trực tiếp làm việc trong ngành giáo dục cho thấy, tầm quan trọng ngày càng lớn của các thiết bị công nghệ đối với lĩnh vực giảng dạy và học tập. Hơn thế nữa, nó còn cho thấy sự hợp tác ngày càng sâu rộng hơn giữa Apple và lĩnh vực giáo dục, để tầm ảnh hưởng của các thiết bị vượt ra ngoài phạm vi dành cho người dùng cuối.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng