Test nhanh siêu phẩm GTX 1080 chiến game khủng độ phân giải Full HD: Dùng dao mổ trâu giết gà
Dùng GTX 1080 trên các màn hình độ phân giải dưới 2K rất ...phí
Khoảng 11 giờ tối hôm qua, Nvidia chính thức tung ra bản driver hỗ trợ GTX 1080, và những chiếc card khủng đầu tiên bắt đầu đến tay người dùng. Theo ghi nhận của các đại lý và nhà phân phối, lô hàng GTX 1080 đầu tiên về Việt Nam đã bán sạch bách không còn chiếc nào, cho thấy nhu cầu tiêu dùng phân khúc cao cấp của người Việt rất mạnh.
Thật may, như các bạn đã biết, chúng tôi may mắn “thủ” được một chiếc từ ngày hôm kia. Và giờ đã có driver rồi thì chiến thôi!
Trong bài test nhanh Full HD này, tôi sẽ so sánh GTX 1080 với chiếc Asus GTX 980 Ti Poseidon - giờ đã trở thành cựu vương. Các bạn lưu ý bản Asus Poseidon này được ép xung sẵn lên 1114 MHz nên sẽ mạnh hơn GTX 980 Ti bản ra mắt của Nvidia.
Asus GTX 980 Ti Poseidon (trái) và Nvidia GTX 1080 (phải)
So sánh sơ qua, có thể thấy kiến trúc Pascal có sự tối ưu tương đối rõ rệt so với Maxwell, GTX 1080 mạnh hơn GTX 980 Ti nhưng:
- Ít nhân CUDA hơn: 2560 nhân so với 2816 nhân.
- Ít bóng bán dẫn hơn: 7,2 tỷ bóng bán dẫn so với 8 tỷ.
- Diện tích đế giảm 1 nửa: 314 mm2 so với 601 mm2 (một phần nhờ sản xuất trên tiến trình 16 nm).
Xung nhịp mặc định của GTX 1080 được đẩy lên cao khủng khiếp: 1607 MHz - con số trong mơ của các Ocer đối với card đồ họa thế hệ trước. Tuy nhiên, có vẻ băng thông bộ nhớ sẽ là một vấn đề đối với GTX 1080 khi bề rộng nhớ bị giảm xuống 256 bit (so với 384 bit của GTX 980 Ti). Vì vậy dù ứng dụng công nghệ bộ nhớ mới nhưng băng thông nhớ của GTX 1080 bị giảm một chút so với đàn anh: từ 336,6 GB/s xuống còn 320,3 GB/s.
Những hình ảnh hoạt động đầu tiên
Như thường lệ, các phiên bản reference cao cấp do Nvidia thiết kế đều rất đẹp và rắn rỏi, dù không hề màu mè hay cầu kỳ. Đây chính là lý do khiến số lượng tiêu thụ của chúng không hề nhỏ dù mang đầy nhược điểm: nóng, ồn, yếu hơn các bản custom.
Chào mừng các bạn đến với góc thử nghiệm của chúng tôi:
Cấu hình thử nghiệm
Bo mạch chủ: ASRock Z170 Extreme4
Bộ xử lý: Intel Core i5-6600K @4,6 GHz
Bộ nhớ trong: 2 x 8 GB Avexir Core Series DDR4 2666 MHz
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240 GB
Nguồn: 650W
Xin cám ơn ASRock Việt Nam và Công ty Máy tính Vĩnh Xuân đã tài trợ bo mạch chủ ASRock Z170 Extreme4 cho cấu hình thử nghiệm của chúng tôi.
Xin cám ơn Công ty Máy tính Hà Nội (43 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) đã tài trợ kit nhớ Avexir Core Series DDR4 2666 MHz cho testbench của chúng tôi.
Kết quả thử nghiệm
Kết quả theo tỷ lệ %:
Có vẻ như độ phân giải Full HD không thể phô diễn được hết sức mạnh của GTX 1080, chênh lệch khung hình so với chiếc Asus GTX 980 Ti Poseidon rất không ổn định. Con quái thú này sinh ra không dành cho các màn hình dưới 2K.
Tạm kết
Đánh giá chi tiết, khả năng ép xung, nhiệt độ hoạt động, hiệu năng 2K và 4K sẽ được chúng tôi gửi tới các độc giả quan tâm trong bài viết sắp tới. Qua bài test nhanh này, tạm thời tôi rút ra 1 vài kết luận như sau:
- Dùng GTX 1080 trên các màn hình độ phân giải dưới 2K rất phí.
- Bản reference này vẫn nóng như thường lệ, phải tăng giới hạn nhiệt độ để không bị hạ xung.
- Series 1000 của Nvidia sẽ được sản xuất trên tiến trình 16 nm, cộng với cải tiến của kiến trúc Pascal nên sẽ tiết kiệm điện hơn Maxwell nhiều. Sắp tới sẽ là thời của các cấu hình chơi game nhỏ gọn, tiêu thụ điện thấp.
- Dù giảm tiến trình 16 nm nhưng Nvidia không nhồi thêm transistor mà ngược lại họ còn giảm đi. Điều này có nghĩa Nvidia hoàn toàn có thể làm thêm các card đồ họa mạnh hơn nhiều. GTX 1080 Ti và GTX Titan mới là những con quái vật thực sự.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng