Thảm họa nhân tạo lớn nhất trong lịch sử nhân loại, giết chết gần 100.000 người, ảnh hưởng đến Trái Đất trong 800 năm
Vụ nổ lớn ở Pripyat, một thành phố thuộc Liên Xô cũ, đã giải phóng hơn 8 tấn chất phóng xạ mạnh, với cường độ bức xạ tương đương 400 quả bom nguyên tử đã nổ ở Hiroshima. Hơn 60.000km vuông đất đai bị ô nhiễm, và 3,2 triệu người bị nhiễm phóng xạ hạt nhân. Kết quả là 270.000 người bị ung thư, trong đó khoảng 93.000 người chết.
Năm 2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter ở Nhật Bản đã khiến một nhà máy điện hạt nhân ở tỉnh Fukushima bị nổ, dẫn đến rò rỉ chất phóng xạ trên diện rộng.
Để giải cứu thảm họa, hàng chục chiến binh đã bất chấp nguy hiểm đến tính mạng đến khu vực đó và được thế giới gọi là "Fukushima 50", tuy nhiên, có một vụ tai nạn còn bi thảm hơn nhiều so với tai nạn ở Fukushima, và có thể gọi đây là "thảm họa nhân tạo" lớn nhất trong lịch sử loài người.
Vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Đó là một vụ nổ lớn ở Pripyat, một thành phố thuộc Liên Xô cũ, đã giải phóng hơn 8 tấn chất phóng xạ mạnh, với cường độ bức xạ tương đương 400 quả bom nguyên tử đã nổ ở Hiroshima.
Hơn 60.000 km vuông đất đai bị ô nhiễm, và 3,2 triệu người bị nhiễm phóng xạ hạt nhân.
Kết quả là 270.000 người bị ung thư, trong đó khoảng 93.000 người chết.
Để cứu vãn thảm họa chưa từng có này, Liên Xô cũ đã chi 18 tỷ đô la Mỹ và huy động 500.000 binh lính và dân thường. Tuy nhiên, sẽ mất 800 năm để xóa sạch dấu vết của thảm họa này trên Trái Đất.
Nhưng vết thương lòng mà nó để lại trong lòng người dân có lẽ sẽ ngàn năm sau cũng không thể chữa lành.
Vào ngày 28 tháng 4 năm 1986, đáng ra sẽ là một ngày thứ hai tươi sáng, một buổi hòa nhạc nhỏ đã được lên kế hoạch tổ chức tại Đại sứ quán Thụy Điển ở Mátxcơva, Liên Xô. Trong lúc các nhân viên đang bận rộn, đại sứ quán nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ Bộ Ngoại giao Thụy Điển với tuyên bố rằng một số lượng lớn phóng xạ hạt nhân bất thường đã được phát hiện ở Thụy Điển, và giám sát nhà máy điện hạt nhân ở Stockholm cũng phát hiện đồng vị cesium 134 cũng được phát hiện - nó chỉ có thể được tạo ra từ phản ứng hạt nhân.
Các nhà chức trách Thụy Điển nghi ngờ rằng các chất nhiễm phóng xạ này đến từ các nhà máy điện hạt nhân của Liên Xô, và yêu cầu đại sứ quán ngay lập tức đàm phán với phía Liên Xô.
Gorbachev là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô Viết lúc đó, ông biết sự việc nghiêm trọng này từ trước đó, nhưng chỉ biết rằng có một tai nạn. Đến thời điểm này, đã 36 giờ trôi qua kể từ khi vụ tai nạn xảy ra.
Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô.
Thời gian quay ngược lại 36 giờ trước, ngày hôm đó, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl dự định tiến hành một cuộc thử nghiệm trong khi đang đại tu lò phản ứng số 4.
Mục đích của thí nghiệm là kiểm tra xem hệ thống an toàn của lò phản ứng có thể duy trì hoạt động trong trường hợp mất điện khẩn cấp hay không.
Trước đó, lò phản ứng của Liên Xô ở Iraq đã bị Israel ném bom, thời điểm đó, Liên Xô đang trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh nên cảm thấy rất lo lắng về những vụ tấn công tương tự về sau. Do đó, việc thử nghiệm hệ thống an ninh là đặc biệt quan trọng.
Để đối phó với các cuộc tấn công của kẻ thù vào các nhà máy điện hạt nhân, Liên Xô cũng đã chuẩn bị một số biện pháp đối phó, chẳng hạn như máy phát điện diesel dự phòng.
Tuy nhiên, sau sự cố mất điện khẩn cấp, máy phát điện dự phòng phải mất một khoảng thời gian mới có thể khởi động và nhà máy trở lại hoạt động bình thường, và việc làm thế nào để rút ngắn thời gian này đã trở thành điểm khó khăn lớn nhất.
Một giải pháp của các kỹ sư là dựa vào quán tính từ tuabin hơi nước của máy phát điện để tiếp tục phát điện trong khoảng thời gian đó.
Tuy nhiên, các thí nghiệm trước đó trên lò phản ứng 1, 2 và 3 đều không thành công, nhưng các kỹ sư không muốn từ bỏ.
Ngày 26 tháng 4 tình cờ là ngày bảo trì lò phản ứng số 4. Tận dụng cơ hội quý giá này, Liên Xô đã thực hiện một thí nghiệm khác.
Để đảm bảo an toàn cho thí nghiệm, công suất của lò phản ứng cần giảm đi rất nhiều, nhưng do người vận hành không cẩn thận nên công suất bị giảm quá mức.
Nhân viên vận hành trong phòng điều khiển chính.
Mặc dù lúc này lò phản ứng trong tình trạng bất thường nhưng không có nguy hiểm chết người.
Thế nhưng việc sản sinh ra một lượng lớn xenon 135 và hấp thụ một lượng lớn neutron, khiến phản ứng dây chuyền không thể diễn ra bình thường, và cần phải đợi xenon 135 tự phân hủy thì nó mới có thể hoạt động.
Diatrov, phó kỹ sư trưởng của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl lại không muốn dừng lại thí nghiệm nên đã ra lệnh cho người điều hành tăng công suất.
Tuy nhiên, cho dù thế nào đi nữa, công suất của lò phản ứng vẫn ở mức rất thấp và nó không thể tăng lên được nữa.
Diatrov (giữa) bị kết án 10 tù và chết 9 năm sau đó.
Là người sớm tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân, vị phó kỹ sư trưởng tin tưởng vào kinh nghiệm của bản thân.
Bất chấp các quy định về an toàn, ông đã ra lệnh cho người vận hành rút một số lượng lớn các thanh điều khiển để tăng sức mạnh, cuối cùng, chỉ còn lại một vài trong số 211 thanh điều khiển và lò phản ứng trở nên hoàn toàn không thể kiểm soát được.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sử dụng công nghệ lò phản ứng làm mát bằng nước than chì của Liên Xô vào thời điểm đó, than chì được sử dụng làm chất điều tiết trong lò phản ứng để giảm số neutron sinh ra do phân hạch và tăng xác suất của các phản ứng dây chuyền. Các thanh điều khiển trong lò phản ứng thường được làm bằng kim loại đặc biệt, có thể hấp thụ neutron và giảm tốc độ phản ứng. Bên trong lò phản ứng, một hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn biệt lập được sử dụng, và nước làm mát ở nhiệt độ cao trao đổi nhiệt cho hệ thống phát điện.
Những hành động được cho là để tăng sức mạnh cho lò phản ứng, thế những nó vẫn không thay đổi, trong tuyệt vọng, và Diatrov vẫn quyết định tiếp tục thí nghiệm tắt nguồn.
Mặc dù số liệu trên thiết bị không thay đổi nhưng thực tế công suất của lò phản ứng đã được tăng lên vài chục lần.
Hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra trong lò phản ứng làm mặt đất ầm ầm, nhưng trong phòng điều khiển chính cách âm và địa chấn thì vẫn không cảm nhận được điều gì.
Nếu không có những người điều hành khác đi ngang qua tòa nhà và nhìn thấy lò phản ứng bất thường, các nhân viên trong phòng điều khiển chính có thể đã không biết được mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Người điều khiển với tầm nhìn xa đã sợ hãi và tuyệt vọng nhấn nút dừng.
Tuy nhiên, các thanh điều khiển rỗng bị lỗi và thanh tắt máy được đưa từ từ vào lò phản ứng, điều này làm tăng tốc độ phản ứng của lò phản ứng.
Sau khi đếm ngược 18 giây cần thiết để tắt máy bình thường, mọi người trong phòng điều khiển chính đều nghĩ rằng lò phản ứng đã dừng thành công.
Tuy nhiên, họ không biết rằng lò phản ứng đã phát nổ ngay khi nhấn nút, và tất cả nhân viên bên ngoài đều cảm thấy rung động dữ dội, ngoại trừ một vài người ở lại phòng điều khiển chính.
1h24 sáng 26/4, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ.
Phân xưởng này không được thiết kế lớp vỏ bảo vệ để cô lập lò phản ứng, và năng lượng khổng lồ đã tuôn ra ngay lập tức.
Phần nắp nặng 7.000 tấn bị nổ tung, cột lửa cao hơn 30 mét phụt ra từ khe hở nứt của nhà xưởng.
Khói và hơi nước bốc lên bầu trời cùng với các sản phẩm phân hạch hạt nhân mạnh mẽ, khung cảnh hiện trường trông giống như một vụ phun trào núi lửa.
Nhóm lính cứu hỏa đầu tiên bước vào hiện trường đã liều lĩnh trèo lên nóc nhà máy lò phản ứng số 4, chỉ để nhận ra rằng họ không hướng đến hiện trường vụ cháy, mà là nơi cuối cùng của cuộc đời họ.
Khoảnh khắc nhìn thấy lò phản ứng, họ đã chấp nhận lượng phóng xạ có thể tự giết mình cao gấp 4 lần, nhưng sự việc đã kết thúc, và những người lính cứu hỏa không có một ai có thể trở về.
Họ chỉ được biết ban đầu có đám cháy trong lò phản ứng, và chỉ biết dùng nước để dập lửa, thậm chí họ còn không biết tác hại to lớn của bức xạ.
Ở nhiệt độ cao, nước sẽ phản ứng với hợp kim zirconium trong vỏ lò phản ứng để tạo thành hydro, và chôn giấu mối nguy hiểm tiềm ẩn rất lớn cho vụ nổ tiếp theo, nhưng rất may vụ nổ đã không xảy ra lần nữa.
Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, giám đốc nhà máy điện hạt nhân đã gọi điện cho thủ tướng Liên Xô vào sáng sớm, và Liên Xô đã thành lập một ủy ban khẩn cấp vào buổi sáng.
Có thể nói, việc Liên Xô xử lý khẩn cấp rất hiệu quả, ngay cả chỉ huy ở chiến trường Afghanistan cũng được điều động khẩn cấp về nước tham gia ứng cứu.
Quân đội Liên Xô đã huy động hơn một chục sư đoàn chiến đấu và tức tốc đến hiện trường để giải cứu.
Họ lái máy bay trực thăng và liều mạng đưa nhiều vật liệu phản ứng chậm khác nhau vào lò phản ứng số 4.
Ban đầu nó là Bo cacbua - nguyên liệu chế tạo các thanh điều khiển, sau này hàng nghìn tấn cát và các khối chì đã được đưa vào đó.
Cuối cùng, hơn 5.000 tấn các chất khác nhau đã được đưa vào để ngăn chặn phản ứng dây chuyền.
Để ngăn chặn lò phản ứng tan chảy xuống lòng đất và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, quân đội cũng đã huy động hàng chục nghìn thợ mỏ.
Để họ đào bên dưới lò phản ứng bằng tay không từ bên hông với tốc độ nhanh gấp 4 lần bình thường, và bơm 25 tấn nitơ lỏng vào lòng đất mỗi ngày để tạo ra một lớp đất đóng băng nhân tạo.
Hơn 240.000 sĩ quan và binh sĩ đã tham gia trước và sau cuộc giải cứu này, tất cả đều bị suy giảm sức khỏe do nhiễm xạ ở các mức độ khác nhau.
Nhiều phương tiện bị bỏ rơi ở Chernobyl do bức xạ quá mức.
Tuy nhiên, khác với khung cảnh căng thẳng, thành phố Pripyat cách đó hơn chục km rất yên bình.
Thành phố giàu có này ban đầu được xây dựng cho nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi đây tập trung những nhân viên kỹ thuật và trí thức trẻ.
Mức sống của người dân ở đây rất cao, người ta nói rằng đây là thành phố duy nhất ở Liên Xô có thể mua được nước hoa Chanel No. 5.
Buổi sáng, mọi người sinh hoạt như thường lệ và đón cuối tuần nhàn nhã, không có gì khác so với ngày thường. Tuy nhiên, sau đêm đó, nơi này sẽ trở thành lịch sử vĩnh hằng.
Cho đến khi chính quyền ra lệnh sơ tán hai ngày sau đó, họ vẫn không hiểu vì sao lại phải rời xa thành phố xinh đẹp này.
Không chỉ người dân ở Pripyat không biết sự thật, ở Matxcova, trung tâm chính trị của Liên Xô, rất ít quan chức biết sự thật này.
Ngay cả Lãnh tụ tối cao Gorbachev cũng không biết rằng Chernobyl đã xảy ra một vụ nổ nghiêm trọng mà chỉ được biết rằng đã có một vụ tai nạn.
Sau khi lò phản ứng phát nổ, để duy trì sự ổn định, các nhà chức trách đã tổ chức một sự kiện lớn trong Ngày Lao động ở Kiev, cách đó hơn 100 km, với chất phóng xạ mạnh tràn ngập bầu trời. Hàng nghìn người xuống đường, tắm mình trong bầu không khí của những hạt bức xạ.
Mặc dù các nhà chức trách biết rằng vụ tai nạn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia và khu vực khác ở Châu Âu, nhưng họ chưa bao giờ có kế hoạch thông báo vụ tai nạn với thế giới bên ngoài.
Nếu không phải hai ngày sau vụ tai nạn, trạm quan trắc ở Stockholm, Thụy Điển, đã phát hiện ra bụi phóng xạ bất thường, thì có lẽ cả thế giới sẽ chìm trong bóng tối.
Các nhà chức trách Thụy Điển đã thông báo cho tất cả các nước về kết quả thử nghiệm của họ, và vụ tai nạn Chernobyl ở Liên Xô đã được cả thế giới biết đến.
Đây là lần đầu tiên Liên Xô đưa tin một đoạn ngắn 14 giây về vụ tai nạn, thế nhưng nó vẫn không đề cập đến vụ nổ mà chỉ khen ngợi công tác cứu hộ tốt.
Báo cáo điều tra về vụ tai nạn vẫn chưa được đưa ra, Liên Xô cho rằng nguyên nhân của vụ tai nạn là do người điều hành vận hành sai, đồng thời không đề cập đến các khiếm khuyết thiết kế của lò phản ứng.
Một lượng lớn chất phóng xạ đã bị phát tán theo gió tới hơn một nửa Châu Âu, và ngay cả nước Anh, phần cực Tây của Châu Âu, cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Ý, Đức và Áo đều đã áp dụng các biện pháp hạn chế thực phẩm bắt buộc. Đến năm 2006, độ phóng xạ của nhiều loại thực phẩm ở một số khu vực đã vượt quá tiêu chuẩn hơn 10 lần.
Người ta thường cho rằng thực phẩm có chưa bức xạ ion có hại cho cơ thể con người, bức xạ ion hóa được chia thành 3 loại: α, β, và γ. Trong đó tia α có khả năng đâm xuyên vào nhưng tế bào có khả năng ion hóa mạnh, các hạt đi kèm với thức ăn có thể tạo ra bức xạ α cực kỳ có hại cho cơ thể con người, và xác suất gây ung thư tăng mạnh.
Cuối cùng, với sự chung sức của hàng trăm nghìn binh lính, dân thường Liên Xô và các lực lượng quốc tế, một "cỗ quan tài khổng lồ" đã được đặt trên lò phản ứng số 4 vào cuối năm 1986.
Vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl được coi là tai nạn cấp độ 7 đầu tiên trên thế giới, và hiện chỉ có Fukushima và Chernobyl là ở mức độ này.
Vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl có thể là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Người ta ước tính một cách thận trọng rằng chi phí dọn dẹp của Liên Xô vào thời điểm đó đã vượt quá 18 tỷ đô la Mỹ.
Tổng thiệt hại của các quốc gia bị thiên tai khác lên tới hơn 200 tỷ đô la Mỹ, và Belarus, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đã mất một số tiền tương đương với 32 năm doanh thu tài chính.
Chernobyl cũng khiến hơn 60.000 km vuông đất bị ô nhiễm, 3,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi phóng xạ và gần 100.000 người vô tội đã chết một cách gián tiếp.
Liên Xô tin rằng vụ tai nạn này tiềm ẩn một nguy cơ chia rẽ, và ngân sách để cứu trợ thiên tai của họ cũng trở nên bấp bênh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng