Tham vọng của Samsung không chỉ có điện thoại, hệ sinh thái IoT mới là tương lai họ nhắm tới
Không còn cái tần suất xuất hiện dày đặc của những bom tấn cấu hình khủng, hay những siêu phẩm smartphone thuộc phân khúc cao cấp, Samsung đang cho thấy một bộ mặt khác của mình khi hãng chỉ tập trung vào các sản phẩm Internet of Things (IoT) cũng như Smarthome. Đây mới chính là thứ mà Samsung đang dốc hết sức để theo đuổi.
Các hãng công nghệ nói chung ngày nay không còn tập trung vào phát triển các thiết bị độc lập nữa mà chuyển sang xu hướng kết nối các thiết bị với nhau qua Internet, dù đó là đồ gia dụng, điện lạnh hay điện tử.
Thực tế, Internet of Things là một ý tưởng rất có tiềm năng phát triển trong thời điểm hiện tại. Hãy thử tưởng tượng xem, trong tương lai, bạn có thể điều khiển hệ thống đèn, các thiết bị điện cũng như ổ khoá trong nhà bằng smartphone một cách dễ dàng, điều này thật tuyệt vời phải không nào. Do đó, không phải tự nhiên mà thị trường này đang ngày càng trở nên sôi động, được thể hiện qua sự quan tâm "đặc biệt" của các ông lớn trong thời gian gần đây. Và Samsung chắc chắn là không thể làm ngơ trước cuộc chơi này.
Samsung giới thiệu giải pháp giặt sấy linh hoạt FleshWash tại SEAO Forum 2017.
Mới đây nhất là tại Triển lãm đồ điện tử gia dụng Đông Nam Á và Châu Đại Dương, Samsung trình làng nhiều sản phẩm xoay quanh IoT như tủ lạnh Family Hub 2.0, điều hòa Wind-FreeTM, robot hút bụi POWERbotTM, máy sấy FlexDryTM,.... Tất cả đều tương thích cho các điện thoại thuộc dòng Galaxy qua ứng dụng Smart Home của hãng.
Nhưng thử cùng nhìn lại các sự kiện công nghệ lớn nhỏ từ IFA cho tới CES mà Samsung đã góp mặt trong vài năm trở lại đây xem. Đó chắc chắn không phải là một sự ngẫu nhiên, mà là chiến lược có chủ ý, một mục tiêu rõ ràng đã được ông lớn công nghệ Hàn Quốc vạch ra từ trước.
Còn nhớ tháng 6 năm ngoái, Samsung thông báo rằng họ sẽ chi khoảng 1,2 tỷ USD để đầu tư cho việc phát triển và nghiên cứu các sản phẩm Internet of Things (IoT) tại thị trường Mỹ trong vòng 4 năm tới. Trong đó thương vụ mua lại Smart Things - công ty chuyên sản xuất thiết bị tự động trong nhà đã tiêu tốn hơn 200 triệu USD. Chưa hết, người đứng đầu B.K. Yoon còn mạnh miệng tuyên bố rằng đến năm 2020 tất cả các sản phẩm Samsung bán ra đều thị trường đều được kết nối IoT.
Đó là tầm nhìn mà Samsung đang hướng tới: tương lai của 1 thế giới đơn giản hơn rất nhiều, mọi thứ đều được kết nối dễ dàng và thông minh hơn, "a much, much smarter future".
Mục tiêu của hãng là đến năm 2020, 100% thiết bị đều có chuẩn kết nối IoT.
Về bản chất, bước đi đầu tiên mà Samsung mong muốn là được đưa các công nghệ này lên các thiết bị do chính hãng sản xuất. Tuy nhiên về lâu dài cũng sẽ có một hệ thống mở để có thể giao tiếp với những thiết bị không phải của hãng. Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ không bị khóa trong một hệ sinh thái duy nhất của Samsung. Hiện tại hầu như tất cả các thiết bị điện tử hiện nay đều có ít nhất một chuẩn kết nối nào đó (Bluetooth, Wifi, NFC, …), và với khả năng của mình, việc đồng bộ nó thành một chuẩn chung duy nhất có lẽ không quá viễn vông đối với hãng công nghệ Hàn Quốc này.
Điều này đã được minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất khi tại IoT World 2015 – một trong những sự kiện lớn nhất về Internet of Things, Samsung giới thiệu một thiết bị mới mang tên Artik. Bằng việc phát triển ra Artik – một module hay nói cách khác là nền tảng tích hợp chuẩn IoT chung, Samsung đang giúp các startup điện tử có thể tập trung vào việc hiện thực hóa các ý tưởng mà không phải lo lắng nhiều về công nghệ.
Samsung đã giúp công ty này dễ dàng hơn trong việc xây dựng sản phẩm IoT và làm giảm bớt các thách thức bằng việc thống nhất phần cứng, phần mềm, dịch vụ đám mây và bảo mật trong một sản phẩm duy nhất.
Tại SEAO Forum 2017 vừa qua, Samsung đã trình diễn một loạt các sản phẩm gia dụng thông minh, được kết nối với nhau và điều khiển dễ dàng qua một thiết bị duy nhất như vậy. Từ máy giặt sấy FlexWashTM đến tủ lạnh Family Hub 2.0, tất cả đều được quản lý vô cùng dễ dàng và linh hoạt, giúp người dùng không cần phải di chuyển quá nhiều mà vẫn có thể thoải mái làm được mọi tác vụ cần thiết trong gia đình.
Nền tảng này sử dụng một loạt các hệ thống tích hợp SOMs (System on Modules) nhằm kết hợp việc xử lý, bộ nhớ và kết nối không dây. Tất nhiên, nền tảng này phải tuân theo một chuẩn chung của Samsung.
Bên cạnh đó, ông lớn công nghệ Hàn Quốc còn chủ động ngỏ lời mời với các nhà phát triển khác tham gia vào dự án này của họ. Một số cái tên nổi tiếng có thể kể đến như Netgear, Philips, Honeywell, Jawbone, Philips, … Samsung cũng tiết lộ đang hợp tác với hãng xe BMW để tích hợp với máy tính bảng và giúp người dùng có thể kiểm soát mọi thứ trong xe.
Từ những động thái này, có thể hình dung được phần nào về hệ sinh thái IoT mà Samsung đang hướng tới, một tương lai mà mọi thiết bị từ TV, máy giặt, tủ lạnh, máy hút bụi với thiết bị di động, đều có thể điều khiển và lên lịch thực hiện ở bất cứ nơi nào có kết nối Internet. Nếu thành công, người dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất trong dự án này, khi mà chúng ta có thể sống trong một thế giới thông minh hơn nhiều, nơi mọi thứ đều có thể kết nối và giao tiếp được với nhau. Ngay từ bây giờ, không chỉ có smartphone, Samsung đang ngồi lại và bắt đầu biến tham vọng "Internet of Things" thành hiện thực.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng