Những chiếc drone sẽ hữu ích hơn với nhiệm vụ cứu người bằng cách vận chuyển thuốc men và thiết bị y tế.
Thông thường, Drone (máy bay không người lái) được sử dụng ở hai lĩnh vực: quân sự và giải trí. Trước đó cũng đã từng có những dự án liên quan đến Drone ví dụ như Amazon dự định dùng Drone để giao hàng, Facebook cũng dự định triển khai Internet bằng Drone đến những vùng xa xôi hẻo lánh.
Một dự án mới ở California mang tên Zipline đang chuẩn bị cho kế hoạch sử dụng những chiếc Drone để vận chuyển vật tư y tế bao gồm thuốc men và các thiết bị dùng trong y tế.
Cuối năm 2015, Zipline đã làm việc với các tổ chức phi chính phủ và đề xuất với chính phủ nước Rwanda để triển khai một phi đội Drone gồm 15 chiếc để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển 150 chuyến hàng y tế mỗi ngày đến 21 trạm y tế ở phía tây Rwanda.
Chính phủ Rwanda đã chấp nhận ngay lập tức đề xuất của Zipline và sẽ tiến hành theo dõi để đo lường mức độ khả thi của dự án.
Nước Rwanda, tên chính thức Cộng hòa Rwanda, là một quốc gia nhỏ nằm kín trong lục địa tại Vùng hồ lớn trung đông Phi. Là một trong những nước nghèo nhất thế giới, và tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh vẫn duy trì ở mức cao. Tỷ lệ tử vong từ HIV, bệnh lao, và bệnh sốt rét đã giảm rất nhiều trong thập kỷ qua, do Chính phủ nước này đã tập trung đầu tư vào hệ thống y tế, mặc dù việc phân phối thuốc và hàng y tế vẫn là trở ngại lớn.
Trả lời phỏng vấn, CEO của Zipline, ông Keller Rinaudo cho biết: “Việc tiếp cận các điều kiện y tế khi đường xá không thuận lợi là một điều cực kỳ khó khăn. Vì vậy, lựa chọn Drone là một giải pháp cực kỳ đúng đắn và hiệu quả”.
Thật vậy, 75% đường xá của Rwanda không được trải nhựa và thường xuyên bị sạc lở vào mùa mưa bão khiến việc di chuyển bằng xe tải hoặc xe máy vô cùng khó khăn. Rinaudo tin rằng, Zipline sẽ phù hợp với điều kiện nghèo nàn của Rwanda. Sau khi thử nghiệm tính khả thi, có thể Zipline sẽ được phép mở thêm một trạm thứ hai để phục vụ cho toàn bộ 11 triệu dân của Rwanda.
Các Drone của Zipline có khả năng tải được trọng lượng khoảng 1.36 kg, bay với vận tốc gần 100 km/h ở độ cao từ 90 – 120 mét, hoạt động trong tầm bán kính 72 km.
Khi nhận được tin nhắn yêu cầu từ các bệnh viện, trung tâm Zipline sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin. Tiếp đến, họ sẽ đặt lên Drone những thứ theo yêu cầu theo đúng tải trọng cho phép của mỗi chiếc Drone. Sau đó, chiếc Drone sẽ được đặt lên một bệ phóng khí nén để bắt đầu một chuyến bay giao hàng đến vị trí cần thiết. Tất cả hành trình đều được trung tâm Zipline theo dõi qua hệ thống định vị GPS.
Zipline cho biết họ sẽ tập trung ưu tiên xử lý thông tin với những yêu cầu cung cấp máu cho việc điều trị các chấn thương nghiêm trọng hoặc xuất huyết sau khi sinh, một nguyên nhân thường dẫn đến tử vong của các bà mẹ ở Châu Phi.
Tổ chức phi chính phủ UPS đã tài trợ 800.000 USD và các chuyên gia hậu cần để giúp Keller Rinaudo khởi đầu cho dự án từ thiện Zipline.
Việc sử dụng Drone cho mục đích nhân đạo và từ thiện sẽ giúp thúc đẩy công nghệ máy bay không người lái được công nhận và sử dụng rộng rãi hơn. Tại Rwanda, các quy định về không phận cũng không phức tạp như tại Hoa Kỳ và các nước khác, nên việc dùng Drone để thực hiện các nhiệm vụ y tế sẽ dễ dàng hơn. Và rất có thể trong tương lai, khi nhận thấy được tính khả thi của Drone trong công tác vận chuyển, Hoa Kỳ và các nước Châu Âu sẽ nới lỏng hơn các quy định về Drone.
Tham khảo: wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng