Thế giới đổ xô đến châu Phi để săn 'mặt hàng' trị giá 400 tỷ đô la Mỹ mỗi năm: Mặt tối xuất hiện!
Châu Phi đang nổi lên là châu lục chứa những 'mặt hàng' trị giá tỷ đô.
- Beithir Fire: Loại bia mạnh nhất thế giới có thể khiến lưỡi bạn tê liệt
- 'Thần ngủ' ở vùng núi phía bắc Tân Cương: Ngủ trung bình 16 tiếng mỗi ngày và có thể bị chết đói ngay khi đang ngủ!
- Tại sao phải rải đá nhỏ dưới đường ray tàu hỏa mà trên đường sắt cao tốc thì không?
- Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà ít khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập?
- Vì sao một số người luôn thức dậy lúc 3 hoặc 4 giờ sáng?
Mặt hàng đó chính là các khoáng sản quan trọng.
Hiện nay, nhu cầu khoáng sản quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt là lithium, đang tăng theo cấp số nhân để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch và phi carbon hóa. Tuy nhiên, nguồn cung cấp bền vững các khoáng sản này đang bị đe dọa do hàm lượng quặng giảm; những hạn chế từ công nghệ khai thác và chế biến hiện có; các mối quan ngại về xã hội - môi trường; và các thách thức về địa chính trị.
Trên toàn cầu, châu Phi nổi lên là châu lục sở hữu các nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng đáng kể. Hiện tại, châu lục này đang được định vị là một nhân tố chính trong chuỗi cung ứng các nguồn khoáng sản này. Hẳn nhiên, có cầu ắt có cung. Một cuộc chạy đua khai thác khoáng sản đã xuất hiện tại châu lục này.
Các khoáng sản – chẳng hạn như đồng, lithium, niken, coban – là những thành phần thiết yếu trong nhiều công nghệ năng lượng sạch đang phát triển như vũ bão hiện nay, từ tua-bin gió và tấm pin mặt trời đến xe điện, thiết bị thông minh...
Theo bản Đánh giá thị trường khoáng sản quan trọng năm 2023 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu về những kim loại này dự kiến sẽ tăng mạnh, dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2030 và gấp 4 lần vào năm 2050. Doanh thu hàng năm dự kiến sẽ đạt 400 tỷ đô la Mỹ - vượt quá giá trị của than được khai thác trên toàn thế giới vào năm 2020.
Riêng lithium, IEA cho biết, nhu cầu toàn cầu về lithium đã tăng gấp 3 lần từ năm 2017 đến năm 2022. Doanh thu đạt 320 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022.
Cùng với nhu cầu bùng nổ về các khoáng sản có khả năng chuyển đổi sang năng lượng sạch, nghiên cứu của các nhà khoa học đăng trên The Conversation đã chỉ ra những vấn đề tồn động.
Vấn đề thứ nhất: Châu Phi bị động cuốn vào 'cơn sốt'
Trong báo cáo tựa đề "Cuộc chạy đua tìm kiếm khoáng sản quan trọng ở châu Phi: Một phước lành hay một lời nguyền tài nguyên?", các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland (Úc) cho biết, họ đã phân tích các quốc gia châu Phi sản xuất khoáng sản mà phần còn lại của thế giới coi là “quan trọng”.
Các nhà khoa học tập trung vào các dự án lithium ở Namibia, Zimbabwe, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Ghana và phát hiện ra rằng các quốc gia này vẫn chưa có chiến lược mạnh mẽ cho lĩnh vực khoáng sản quan trọng. Thay vào đó, họ chỉ đơn giản là bị cuốn vào cơn sốt toàn cầu đối với các khoáng sản này.
Họ kiến nghị rằng Liên minh châu Phi nên đẩy nhanh việc xây dựng một chiến lược khoáng sản quan trọng của châu Phi để hướng dẫn các quốc gia thành viên đàm phán các hợp đồng và thỏa thuận khai thác. Chiến lược này nên dựa trên các hoạt động khai thác hàng đầu trên thế giới.
Đồng thời, các quốc gia châu Phi nên sửa đổi các chính sách và quy định khai thác của mình để phản ánh các cơ hội và thách thức do nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng đối với các khoáng sản quan trọng.
Nếu không, các quốc gia châu Phi giàu khoáng sản quan trọng sẽ không được hưởng lợi từ nhu cầu bùng nổ hiện nay.
Vấn đề thứ hai: Môi trường và Xã hội bị tác động
Theo phân tích của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris về Biến đối khí hậu, thế giới cần hơn 3 tỷ tấn khoáng sản và kim loại chuyển đổi năng lượng để triển khai năng lượng gió, mặt trời và lưu trữ năng lượng.
Mặc dù sự gia tăng nguồn cung cấp khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, nhưng nếu quản lý kém, việc sản xuất và chế biến các khoáng sản này có thể dẫn đến vô số hậu quả tiêu cực, bao gồm:
Thứ nhất, lượng khí thải nhà kính đáng kể sẽ phát sinh từ các hoạt động khai thác và chế biến tiêu tốn nhiều năng lượng.
Thứ hai, tác động đến môi trường, bao gồm mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.
Thứ ba, tác động xã hội bao gồm vi phạm nhân quyền như lao động trẻ em và tác động tiêu cực đến quyền của người bản địa.
Ngoài ra, còn có một thách thức về nguồn cung có thể làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng hoặc khiến quá trình này trở nên đắt đỏ và không đồng đều hơn.
Theo các nhà khoa học, các yêu cầu cấp thiết về khoáng sản quan trọng phần lớn phục vụ cho lợi ích địa chiến lược và kinh tế của các nước phương Tây và Trung Quốc. Cuộc chạy đua khai thác khoáng sản ở châu Phi đang tạo ra những tác động xã hội - sinh thái đáng kể, bao gồm cả việc thúc đẩy mất đa dạng sinh học phong phú, di dời cộng đồng và tạo ra các hình thức bất hợp pháp mới trong lĩnh vực tài nguyên.
Đã đến lúc, châu lục này cần có các chính sách nhằm thúc đẩy khai thác bền vững và có trách nhiệm để tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người đúng cách.
Không có sự đồng thuận chung trên thế giới về khoáng sản quan trọng là gì. Nhiều khu vực và tổ chức khác nhau có danh sách khoáng sản quan trọng khác nhau và nội dung của các danh sách này liên tục thay đổi.
Ví dụ, Úc đã phân loại 47 khoáng sản là quan trọng. Liên minh Châu Âu (EU) đã xác định danh sách 34 nguyên liệu thô có tầm quan trọng đối với nền kinh tế EU và có nguy cơ bị gián đoạn. Trong khi đó, danh sách khoáng sản quan trọng của Mỹ bao gồm 50 nguyên tố, trong đó có 45 nguyên tố được coi là khoáng sản chiến lược.
Mỗi quốc gia hoặc khu vực đều có lý do tại sao các khoáng sản này được phân loại là quan trọng. Đối với hầu hết các nước phương Tây, khoáng sản là quan trọng nếu chúng:
- Là cần thiết cho nền kinh tế ít carbon hoặc cho an ninh quốc gia.
- Không có sự thay thế.
- Dễ bị gián đoạn chuỗi cung ứng.
Tham khảo: UNEP, The Conversation
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng