Đây là những sự thật khó tin trong thế giới động vật, ngoài ra còn những điều thú vị khác về các loài sinh vật mà bạn chưa biết.
Tóm tắt bài viết:
- Thế giới động vật đa dạng và phong phú, có rất nhiều sự thật thú vị mà bạn chưa biết.
- Bạn có biết một loài nhím có tới 4 đầu dương vật, gà mái có thể chuyển giới thành gà trống?
- Hay loài gấu trúc Bắc Mỹ có thói quen sống sạch sẽ, chim đại bàng có thể xây tổ nặng tới 2 tấn và loài ruồi giấm là loài có tinh trùng lớn nhất, thậm chí còn lớn hơn cả cơ thể chúng.
Có thể bạn đã biết loài báo chạy với tốc độ lên tới 112km/h, lạc đà có thể tồn tại nửa năm mà không cần nước, ếch có thể đóng băng trong toàn mùa đông sau đó tan dần và sống nguyên vẹn vào mùa xuân … tất cả những điều đó thực sự rất phi thường và đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, thế giới động vật vẫn còn những điều khó tin hơn thế nữa mà chắc chắn bạn chưa biết.
Những loài động vật tưởng như rất bình thường lại mang trong mình những sự thật thú vị, và chắc chắn sẽ không thiếu những điều làm chúng ta phải bật cười. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng khám phá thêm một số điều thú vị này, chắc chắn rằng bạn sẽ phải ngạc nhiên.
Nhím Edchina có 4 đầu dương vật
Trong giới động vật, dương vật kì lạ không phải là một vấn đề hiếm hoi, ví dụ như hải sâm có dương vật dùng một lần, dương vật của loài giun dẹp có hình dao găm … Và tại hòn đảo Tasmania phía Nam nước Úc có một loài thú lông nhím đẻ trứng cực kỳ lạ có tên Echidna. Loài này nổi tiếng với việc dương vật có tận 4 đầu khác nhau và ở mỗi đầu đều có khả năng xuất tinh bình thường. Tuy nhiên bình thường thì chỉ hai trong số chúng là hoạt động.
Để chuẩn bị giao phối, 2 trong số 4 nhánh sẽ thu lại, tạo điều kiện cho 2 đầu dương vật còn lại phát huy tác dụng. Sau khi xuất tinh, hai đầu đã được sử dụng sẽ thu lại và tiếp đó sẽ là hai đầu kia làm nhiệm vụ, quá trình cứ thế lặp đi lặp lại. Hiện nay giới khoa học vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân chính xác vì sao dương vật của loài này lại có cơ cấu đặc biệt như vậy. Tuy nhiên nghi vấn được đặt ra rằng có thể điều này giúp tăng cơ hội cạnh tranh trong quá trình thụ tinh khi giao phối. Một con Echidna cái có thể quan hệ với khoảng 10 con đực trong mùa giao phối và với tận 4 nguồn xuất tinh các con đực dường như có nhiều hi vọng hơn vào việc con cái sẽ có mang con của mình.
Gà mái có thể chuyển giới thành gà trống
Việc thay đổi giới tính tự nhiên rất hiếm trong thế giới động vật nhưng đôi khi nó vẫn xảy ra. Ví dụ như với loài cá hề, khi sinh ra, tất cả các con cá hề đều được xác định là cá đực. Chỉ khi trưởng thành và kết đôi, con nào nổi trội hơn sẽ biến thành cá cái. Chuyện kì lạ này đôi khi cũng xảy ra với loài gà, tuy nhiên không giống như với cá hề, sự chuyển đổi của gà mái không có ích lợi với sự phát triển của loài.
Cần bắt đầu với kiến thức về giải phẫu học. Một con gà mái sẽ thường có có buồng trứng và một tuyến sinh dục không hoạt đông – một phần còn lại trước khi gen chỉ thị giới tính chưa được kích hoạt. Tức là trước khi được xác định là gà mái, con gà có hai tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục có thể được kích hoạt trở thành buồng trứng, tinh hoàn hoặc kết hợp cả hai nhưng khi đã được xác định trở thành gà mái và phát triển buồng trứng, một tuyến còn lại ứng với túi tinh sẽ bị thoái hóa và ức chế.
Gà mái biến thành gà trống xảy ra sau khi buồng trứng của gà bị bệnh, không thể sản ra kích tố giới tính cái để ức chế tuyến sinh dục còn lại. Kết quả là túi tinh vốn bị thoái hóa lại có điều kiện phát triển và tiết ra kích thích tố đực – androgen, và từ đó dẫn tới sự thay đổi về giới tính. Con gà mái sẽ không đẻ trứng nữa , mọc lông như gà trống, tiếng gáy cũng thay đổi … Đại khái là sẽ trông giống như gà trống. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận xảy ra ra hiện tượng này là vào năm 1474 và chú gà biến đổi đã bị thiêu sống vì sự chuyển đổi ghê tởm và không lý giải được theo quan niệm thời đó. Theo như các chuyên gia nghiên cứu, sự thay đổi này chỉ xảy ra với gà mái và cũng chưa có trường hợp trống biến thành mái nào được ghi nhận.
Gấu trúc Bắc Mỹ làm sạch đồ ăn trước khi ăn
Gấu trúc Bắc Mỹ hay còn có tên khoa học là Procyon, loài này có đặc trưng là khả năng thích nghi vô cùng tốt. Chúng chúng sống ở cả nơi hoang dã và cả trong những thành phố náo nhiệt như New York. Tại đây, thay vì ngủ trên cây thì chúng có thể ngủ trong ống khói hay dưới cống rãnh. Một lý do nữa cho sự thích nghi hoàn hảo của loài này là chúng ăn tạp cả thực vật lẫn động vật, cả trên cạn lẫn dưới nước. Do môi trường tự nhiên ngày một tàn phá nên chúng chuyển sang sống gần bên con người và hầu như có thể ăn được tất cả những loại thức ăn của con người.
Và điều đặc biệt hơn nữa là chúng luôn cố gắng làm sạch, rửa đồ ăn của mình mỗi khi có cơ hội, cụ thể là chúng sẽ cố gắng tiếp cận với nguồn nước và rửa thực phẩm trước khi thưởng thức. Có nhiều người đã thấy cảnh tượng thú vị thường xuất hiện trong các vườn thú đó là việc gấu trúc Bắc Mỹ cố gắng rửa một quả táo trong bát nước trước khi ăn.
Chúng ta có thể nhìn nhận đây như một thói quen khá văn minh và khôn ngoan, tuy nhiên theo khoa học thì tập tính này đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao lại có. Và việc làm sạch này không phải là một nghi lễ bắt buộc mà chỉ là việc chúng hay làm hoặc làm khi có cơ hội. Theo như phỏng đoán thì có thể điều này nhằm giúp cho thực phẩm có mùi vị chuẩn hơn, xúc giác và cảm giác của loài này được đánh giá là rất tốt nhờ những ngón tay nhạy cảm.
Tổ chim đại bàng có thể nặng tới hai tấn
Loài đại bàng hói còn gọi là đại bàng đầu trắng được coi là biểu tượng của nước Mỹ. Phạm vi phân bố của nó bao gồm phần lớn Canada và Alaska, tất cả phần Hoa Kỳ lục địa và miền bắc Mexico. Loài đại bàng này được biết đến là một loài đại bàng mạnh mẽ bậc nhất với sải cánh lên tới 2,4 mét, tốc độ bay khoảng 320 km/h và đặc biệt chúng thường xây những chiếc tổ khổng lồ.
Cũng giống như hầu hết các loài chim khác, đại bàng đầu trắng làm tổ trên cây. Tuy nhiên thay bằng việc đi nhặt những cành cây nhỏ lẻ để xây tổ giống như những loài chim khác thì loài này lại có khả năng phá cả thân cây để lấy nguyên liệu làm tổ. Một chiếc tổ đại bàng bình thường có thể có đường kính khoảng 1,5 mét và sâu 1,8 mét. Chiếc tổ lớn nhất từng được phát hiện ở Florida vào những năm 1960 có trọng lượng lên tới 2,2 tấn, đường kính 2,9 mét và sâu 6 mét. Một chiếc khác được tìm thấy năm 1920 tại Ohio cũng khổng lồ không kém với đường kính 2,6 mét, sâu 3,6 mét và cũng nặng tầm 2 tấn.
Rõ ràng những cành cây bình thường không thể đáp ứng được yêu cầu để trở thành nguyên liệu cho những chiếc tổ. Những chiếc tổ đại bàng thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỉ. Chúng thường gia cố chiếc tổ hàng năm, liên tục bổ sung thêm nhiều cành cây và các vật liệu khác. Bộ tài nguyên bang Ohio đã ước tính được rằng một cặp đại bàng sau khi bắt cặp và giao phối với nhau có thể sinh sống tại chiếc tổ khổng lồ của mình trong thời gian lên tới 35 năm.
Tinh trùng ruồi giấm còn lớn hơn cơ thể chúng
Vâng, tinh trùng có độ dài lớn nhất trong thế giới tự nhiên thuộc về loài ruồi giấm bifurca. Cơ thể của loài này chỉ dài khoảng 3 mm tuy nhiên tinh trùng chúng sản xuất ra lại dài khoảng 58 mm. Loài người của chúng ta có tinh trùng chỉ vào khoảng 0,06mm tức là kém hơn 1000 lần so với loài ruồi giấm . Vì sao cơ thể nhỏ bé đó lại có thể chứa được thứ dài hơn cả thân mình ? Câu trả lời là 58mm chiều dài đó được cuộn lại gọn ghẽ trong cơ thể ruồi giấm đực và chiếm tới 11% tỉ lệ cơ thể chúng.
Lý do cho sự kì dị này là bởi ruồi giấm cái có một trong những đường sinh sản phức tạp nhất. Ngoài ra, ruồi cái còn có khả năng sản sinh một loại chất để tiêu diệt những tinh trùng yếu trước khi thụ tinh.
(Còn tiếp ...)
Tham khảo: HowStuffWork
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng