Chúng ta bắt gặp nhiều người đeo kính hơn, nhiều người béo phì hơn.
Cuộc sống hiện đại đang triệt tiêu năng lực giác quan và khiến con người ốm yếu đi, các nhà khoa học cảnh báo trong một hội nghị thường niên của Hiệp hội Vì sự phát triển khoa học Hoa Kỳ (AAAS).
Ngày nay, chúng ta bắt gặp nhiều người đeo kính hơn, nhiều người béo phì hơn. Nhiều người còn chẳng nhận ra khứu giác của mình đang bị suy giảm dần do ô nhiễm không khí.
Đó là một phần những cái giá phải trả cho sự tiện ích và hiện đại của cuộc sống: từ việc thực phẩm dễ mua hơn, rẻ hơn, cho đến các thiết bị, công nghệ hiện đại như đèn điện, máy vi tính, smartphone… Tổng quan lại, đó là sự phát triển của một thế giới hậu công nghiệp và đô thị hóa.
Thế giới hiện đại đang triệt tiêu năng lực giác quan và khiến con người ốm yếu đi
Những "con khỉ" ốm đi trong một rừng thức ăn quanh năm
Cuộc khủng hoảng béo phì có nguồn gốc từ “phần con” bên trong con người chúng ta, theo Paul Breslin, một giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Rutgers, Hoa Kỳ. Cụ thể, ông cho rằng chúng ta thích đồ ngọt và ăn quá nhiều đường bởi tổ tiên chúng ta cũng đã từng như vậy.
“Tôi nghĩ rằng tình yêu đối với đường của con người gắn liền với một thực tế, chúng ta là một con khỉ không đuôi chia sẻ chung các sở thích với tổ tiên của chúng ta hàng triệu năm trước đây. Cũng như các loài linh trưởng không đuôi khác trên hành tinh… tất cả đều sống trong các khu rừng và chủ yếu ăn trái cây, những thứ mà có cả vị chua lẫn vị ngọt”, ông nói.
Thế nhưng, tại sao những con vượn không béo phì lên ở thời đại của chúng, còn con người thì lại như vậy?
Giáo sư Breslin giải thích bằng một lý do rất đơn giản, trái cây có mùa. Khi đã qua mùa quả của cây rừng, những con vượn sẽ phải tìm đến tầng rừng thấp và ăn các loại lá cây và thực phẩm ít dinh dưỡng hơn. Khi đó, chẳng khác nào chúng đang phải ăn kiêng để giảm béo.
Con người ngày nay thì khác. Chúng ta ăn đường vào cơ thể quanh năm suốt tháng. Nước ngọt, bánh kẹo và thực phẩm chế biến không mọc trên cây, và chúng cũng không có mùa.
Đại dịch béo phì do sự tiện dụng của mua sắm và ăn uống
Sản xuất và tiêu thụ quá nhiều đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng béo phì ở nhiều quốc gia trên thế giới. Béo phì có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng khác, bao gồm tiểu đường, bệnh tim mạch và cả ung thư.
XU HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐƯỜNG TRONG 300 NĂM QUA
Năm 1700, một người Anh tiêu thụ chỉ khoảng 1,8 kg đường mỗi năm. 100 năm sau, con số tăng lên đến 8,1 kg. Năm 1870, lượng đường tiêu thụ trung bình bởi một người tiếp tục tăng lên 21,3 kg. 30 năm sau đó, nó đã đạt mức 40 kg mỗi năm.
Cũng trong giai đoạn 3 thập kỷ này, lượng đường sản xuất trên toàn cầu tăng gần 5 lần, từ 2,8 triệu tấn lên 13 triệu tấn. Và đến nay, thống kê năm 2012 cho thấy một người Mỹ trung bình đã tiêu thụ đến 81 kg đường mỗi năm.
Song song với đó là tốc độ gia tăng của bệnh tiểu đường. Năm 1890, tỷ lệ người mắc bệnh chỉ là 0,003%. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới, con số ngày hôm nay đã lên đến 8,50%, tăng gấp gần 3.000 lần
Sống trong nhà khiến thị lực suy giảm
Vấn đề thị giác, các chuyên gia cảnh báo rằng nhiều môi trường hiện đại có xu hướng khiến con người tiến hóa theo chiều thụt lùi.
“Chúng ta suốt ngày ở trong các tòa nhà, chúng ta đang sống dưới những nguồn sáng giả tạo, chúng ta không dành nhiều thời gian ở bên ngoài. Trong tất cả những bối cảnh ấy, thị giác của chúng ta tiếp tục tiến hóa”, giáo sư Amanda Melin đến từ Đại học Calgary cho biết.
Những nguồn sáng nhân tạo cũng như không gian làm việc bó hẹp đã ảnh hưởng xấu đến thị lực của chúng ta. Nhãn cầu phát triển sai cách khiến cho các tật về mắt xuất hiện, điển hình là cận thị, loạn thị, khi ảnh vật thể không thể hiển thị đúng trên và ngay vị trí trung tâm võng mạc.
Bởi vậy, tiến sĩ Melon đề xuất chính phủ nên có những chính sách giúp trẻ em và thanh thiếu niên ở các thế hệ tiếp theo ra ngoài nhiều hơn.
Ánh sáng nhân tạo và xu hướng sống trong nhà khiến thị lực của bạn suy giảm
Khứu giác cũng bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm
Cuối cùng, một khía cạnh ít người có thể để ý, khứu giác của con người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường. Giáo sư Kara Hoover từ Đại học Alaska phát biểu tại hội nghị:
“Ô nhiễm có xu hướng gây rối loạn cảm giác về mùi và đặt bạn vào nguy cơ của rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu. Nó cũng khiến bạn gặp phải nguy cơ lớn hơn với sức khỏe thể chất, chẳng hạn như béo phì, và sức khỏe xã hội, như không hòa nhập hoặc nhạy bén với các yếu tố xã hội”.
Ô nhiễm không khí khiến cho khứu giác bị ảnh hưởng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống
Theo giáo sư Hoover, những thành phố xanh hơn sẽ cho con người có khứu giác tốt hơn. Khứu giác kém nhạy bén ảnh hưởng không lớn, nhưng nó đủ để cấu thành một cuộc sống với chất lượng thấp hơn. Chẳng hạn con người sẽ không thể thưởng thức 100% hương vị của ẩm thựcm nếu sở hữu khứu giác ngày càng kém.
“Tôi nghĩ rằng vấn đề này sẽ nối dài những đề tài mà chúng ta đang khá quan tâm và nói nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay. Làm sao để có một bầu không khí trong lành và khỏe mạnh hơn”, giáo sư Hoover nói.
CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI ĐANG KHIẾN CHÚNG TA ỐM YẾU ĐI
- Kẹo bánh, đồ ngọt, thực phẩm chế biến lúc nào cũng có mặt ở khắp nơi gây ra đại dịch béo phì, tiểu đường và nhiều bệnh nguy hiểm khác
- Đèn điện và xu hướng sống trong nhà khiến thị giác con người kém đi
- Màn hình máy vi tính và các thiết bị cầm tay khiến chúng ta bị cận thị và mắc các tật về mắt
- Các đô thị ô nhiễm làm suy giảm khứu giác, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng
Tham khảo Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng