Thế giới sẽ ra sao nếu loài chim tuyệt chủng

    Đức Khương, Theo Phụ Nữ Việt Nam 

    Các loài chim tồn tại ở mọi lục địa và các nhà khoa học cho tới nay vẫn chưa thể chắc chắn được có cụ thể bao nhiêu loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta - ước tính nằm trong khoảng từ 50 đến 428 tỷ, theo National Geographic.

    Trong khi số lượng loài chim trên hành tinh dường như nhiều đến mức đáng kinh ngạc, tuy nhiên vẫn có những loài đang phải đối mặt với sự tuyệt chủng - National Geographic báo cáo rằng kiwi đốm, đại bàng diều hâu Java cùng nhiều loài khác đang có nguy cơ tuyệt chủng.

    Năm 2021, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ đề xuất loại bỏ một số loài chim khỏi Đạo luật về các loài nguy cấp vì chúng được cho là đã tuyệt chủng. Các loài chim trong danh sách đó bao gồm chim gõ kiến mỏ ngà và chim chích chòe than Bachman. Hiệp hội Audubon Quốc gia báo cáo rằng 1.200 loài chim có thể bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm tới nếu chúng ta không có những biện pháp bảo tồn hiệu quả. Và sẽ ra sao nếu như tất cả các loài chim trên hành tinh của chúng ta tuyệt chủng?

    Thực tế kinh hoàng mà thế giới sẽ phải đối mặt khi loài chim tuyệt chủng - Ảnh 1.

    Hạt giống của các loài cây sẽ không thể phát tán đến các vùng đất mới

    Một trong những vai trò quan trọng nhất mà loài chim đã làm là phân tán hạt giống, chúng làm điều này theo nhiều cách. Một cách là thông qua phân của mình. Khi chim ăn trái cây và quả mọng, chúng cũng tiêu thụ hạt trong đó. Tuy nhiên, một số loài chim không thể tiêu hóa hạt giống, vì vậy những hạt giống này sẽ di chuyển qua hệ tiêu hóa và chui xuống đất, nơi những cây con mới sẽ nảy mầm. Ngoài ra, thông qua quá trình ăn uống của mình, các loài chim cũng giúp hạt giống rơi xuống gốc cây.

    Ngoài ra, một số loài chim có thói quen cất trữ hạt giống vào mùa đông, và khi mùa xuân đến, những hạt giống này sẽ nảy mầm. Một ví dụ là chim hạt dẻ Clark, là loài chim duy nhất phân phối hạt của cây thông trắng ở miền Tây Hoa Kỳ, theo National Audubon Society. 

    Thực tế kinh hoàng mà thế giới sẽ phải đối mặt khi loài chim tuyệt chủng - Ảnh 2.

    Quần thể các loài côn trùng sẽ gia tăng đột biến

    Nhiều loài chim ăn côn trùng như một phần của chế độ ăn uống của chúng. Một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Tự nhiên giải thích rằng trên toàn cầu, các loài chim ăn khoảng 400 đến 500 tấn côn trùng mỗi năm. 

    Theo Mother Earth News, một con chim én có thể ăn tới 2.000 con bọ rầy trong một ngày, và một con chim Icterus galbula có thể tiêu thụ khoảng 17 con sâu bướm chỉ trong 60 giây. Khi nuôi con, của chúng có thể bắt khoảng 500 con côn trùng chỉ trong một buổi chiều.

    Nếu chúng ta không có các loài chim để giúp giảm số lượng côn trùng, thế giới có thể sớm phải đối mặt với các loài gây hại có thể quét sạch mùa màng, khiến một số nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Vào thế kỷ 19, những người định cư ở Utah bị mất mùa do sự phá hoại của loài dế, sau đó họ phải nhờ tới hàng trăm con mòng biển để tiêu diệt chúng và cứu mùa màng, theo báo cáo của National Audubon Society.

    Thực tế kinh hoàng mà thế giới sẽ phải đối mặt khi loài chim tuyệt chủng - Ảnh 3.

    Một số loài cây sẽ không bao giờ được thụ phấn

    Chim cũng là loài thụ phấn. Hiệp hội Audubon Quốc gia báo cáo rằng hơn 900 loài chim giúp thụ phấn cho thực vật. Khi chim đến thăm hoa để lấy mật, phấn hoa sẽ dính vào cơ thể chúng và được thụ phấn. Đặc biệt có một số loài thực vật phụ thuộc vào một vài loài chim cụ thể để thụ phấn. Ví dụ, chim săn nhện là loài chim duy nhất thụ phấn cho cây sầu riêng munjit ở Borneo. 

    Bạn có thể đã nghe nói về điều gì sẽ xảy ra nếu loài ong tuyệt chủng, và nhiều loài thực vật cũng sẽ chịu chung số phận nếu không có chim. EcoWatch báo cáo rằng 87 trong số 115 loại cây trồng chính trên thế giới phụ thuộc vào quá trình thụ phấn. Nếu không có nó, hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và chúng ta sẽ mất nhiều loại thực phẩm, bao gồm táo, dâu tây, cà phê, hành tây, bơ, củ cải đường, súp lơ và nho.

    Thực tế kinh hoàng mà thế giới sẽ phải đối mặt khi loài chim tuyệt chủng - Ảnh 4.

    Thế giới sẽ “bẩn” hơn

    Một số loài chim giúp giữ môi trường sạch sẽ. Bạn có thể đã nhìn thấy một con kền kền ở bên đường dọn dẹp xác của những loài động vật bị chết do tai nạn giao thông hoặc bất kỳ một lý do nào đó. Mặc dù đó không hẳn là một cảnh tượng thú vị để xem, nhưng những con kền kền nhặt xác những con vật chết đang đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên. Một sự thật thú vị về loài kền kền là chúng chỉ ăn xác của những động vật đã chết khác, và một số loại kền kền chủ yếu sống bằng xương của những loài động vật đã chết, theo National Geographic.

    Những loài chim ăn xác thối - như kền kền - giúp ích cho môi trường vì chúng không chỉ loại bỏ xác động vật chết mà còn loại bỏ vi khuẩn và bệnh tật trên chúng. Theo Đại học Utah, nếu chúng ta không có kền kền, các loài động vật khác sẽ ăn xác chết và bị nhiễm virus và các bệnh khác, có khả năng lây lan những bệnh đó sang người.

    Thực tế kinh hoàng mà thế giới sẽ phải đối mặt khi loài chim tuyệt chủng - Ảnh 5.

    Đất đai sẽ trở nên cằn cỗi hơn

    Phân chim có nhiều tác dụng hơn nhiều so với những gì chúng ta vẫn tưởng. Bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu khi một con chim đậu trên xe của bạn, nhưng phân chim thì thực sự tốt cho hệ sinh thái theo một số cách. Thứ nhất, nó chứa đầy các chất dinh dưỡng, như phốt pho, làm phân bón nuôi dưỡng đất và thực vật. Trên thực tế, phân chim đã được sử dụng làm phân bón vào những năm 1800, và có một thời, nó là một mặt hàng nóng. Mặc dù nó không được sử dụng nhiều như trước đây, nhưng nó là một giải pháp thay thế hữu cơ cho phân bón thương mại.

    Các báo cáo của khoa học cho thấy phân chim cũng chứa nitơ, giúp hạt nảy mầm ở bất cứ nơi nào chúng hạ cánh. Quá trình bón phân này đặc biệt quan trọng trong các khu rừng nhiệt đới, nơi hơn 80% số cây phụ thuộc vào sự phát tán hạt giống từ các loài chim và động vật khác, theo National Audubon Society. Nếu không có chất dinh dưỡng thích hợp, đất sẽ bị thoái hóa, và điều đó có nghĩa là cây trồng sẽ bị thiếu hụt đi nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên. 

    Tham khảo: National Geographic; National Audubon Society; EcoWatch


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày