‘Thế lực’ từ Trung Quốc giúp loạt công ty kéo khách nước ngoài đến nhà máy ký hợp đồng, nhiều nhân viên đi làm chỉ để đóng tiểu phẩm hài, dựng video
Nhờ thuật toán, các bài đăng thu hút được hàng chục triệu lượt xem.
- Trung Quốc lại đột phá phát minh, tạo ra pin lithium thể rắn mới
- Mẫu điện thoại Trung Quốc đắt ngang iPhone 15 Pro Max bị nghi gây hỏng chip trong căn cước công dân
- Trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc: Rao bán 'sếp tồi', 'việc tệ' giá vài chục xu trên các sàn TMĐT để giải toả căng thẳng
- Microsoft bắt nhân viên tại Trung Quốc dùng iPhone để làm việc, ai chưa có sẽ bị 'ép' phải nhận iPhone 15 miễn phí từ công ty
- Nhật, Hàn, châu Âu rút lui giúp xe Trung Quốc 'bùng nổ': Đến lúc này chính người Nga cũng lo ngại!
Vừa nói, Tony Zhu vừa tập trung đưa kính lúp vào một biển hiệu cửa hàng được chiếu sáng. “Không có dấu vân tay trên bề mặt. Nó được làm bằng acrylic tốt!”.
Đó chỉ là một trong vô số kịch bản mà Tony nghĩ ra để thu hút lượng người xem. Anh chàng 25 tuổi này chuyên bán hộp đèn - thứ dùng làm biển hiệu phát sáng tại các cửa hàng bán lẻ. TikTok và Instagram có vẻ không phải là nơi để kết nối kinh doanh, song các video của Tony nói giọng Mỹ, Mexico, Thái Lan… lại rất viral. Nhiều khách hàng từ Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi đã đến thăm nhà máy ở Trung Quốc của công ty anh sau khi xem các video hài.
Trong một buổi phát trực tiếp trên Instagram gần đây vào một ngày nóng nực, Zhu còn đi khắp nhà máy để khán giả của mình có thể xem công nhân lắp ráp hộp đèn. Zhu cũng cho người xem xem ảnh con mèo của anh trên điện thoại.
“Đối tượng không phải là doanh nghiệp đã làm cho trang của chúng tôi trở nên sống động hơn. Chúng tôi đang giới thiệu ngành công nghiệp này theo một cách giải trí”, Zhu nói.
Khi nền kinh tế trong nước chậm lại, các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực giành các đơn đặt hàng trong một thị trường xuất khẩu cạnh tranh. Nhiều nhà máy cũng lập tài khoản TikTok, bán mọi thứ từ linh kiện điện tử đến sản phẩm chiếu sáng và hóa chất công nghiệp. Phạm vi tiếp cận rộng lớn của các video ngắn đã giúp họ tìm được khách hàng kinh doanh mới.
Kênh Instagram của công ty anh Tony Zhu thường xuyên đăng tải những tiểu phẩm hài. Tài khoản hiện có gần 450.000 người theo dõi.
Chia sẻ với Rest of World, Zhu cho biết đây là một nhiệm vụ tiếp thị không mấy dễ dàng. Nếu làm video quá thương mại, phạm vi tiếp cận sẽ thấp đi. Chỉ khi nội dung hài hước và có tính sáng tạo, khách hàng tiềm năng mới tìm đến.
“Chúng tôi cân bằng giữa giải trí và kinh doanh trong mọi nội dung”, Tony nói và cho biết trung bình, công ty nhận được 1 đề xuất kinh doanh cho mỗi 1.000 lượt xem trên TikTok. Khoảng 3% đến 10% các đề xuất sẽ được chuyển đổi thành đơn đặt hàng.
Các nhà sản xuất tại Trung Quốc thường kết nối với khách hàng nước ngoài thông qua các hội chợ thương mại, chợ bán buôn và các đại lý tìm nguồn cung ứng. Với sự phát triển của thương mại điện tử vào cuối những năm 1990, phía nhập khẩu và các nhà máy Trung Quốc đã có thể kết nối thông qua các nền tảng như Alibaba.com và Made-in-China.com. Nhiều nhà máy đã đầu tư hàng chục nghìn USD mỗi năm cho các khoản phí và chi tiêu quảng cáo trên Alibaba.
Zhu cho biết cả các trang thương mại điện tử và phương tiện truyền thông xã hội đều quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh của công ty. Từng là một chuyên gia tiếng Anh thương mại tại trường đại học, anh chàng đã hoàn thiện ngôn ngữ bằng cách xem nhiều phim Hollywood và chơi trò chơi điện tử Grand Theft Auto. Sau khi làm việc tại một công ty dịch vụ xuất khẩu, Zhu gia nhập nhà sản xuất biển báo LC Sign vào năm 2022 với tư cách nhân viên bán hàng.
Việc bắt chước giọng nói lấy cảm hứng từ các diễn viên hài Russell Peters và Trevor Noah. Kể từ khi các video trở nên viral vào cuối năm 2023, LC Sign thu hút được khoảng 445.000 người theo dõi trên Instagram và 148.200 người theo dõi trên TikTok. Ông chủ của Zhu cho phép anh được làm video toàn thời gian.
Mặc dù hầu hết các mạng xã hội quốc tế đều bị chặn ở Trung Quốc, các nhà xuất khẩu thường sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để quảng bá sản phẩm. Timmy Tang, 27 tuổi, người làm video cho nhà máy sản xuất hộp giấy của gia đình ở Quảng Đông, cho biết gần đây cô đã gửi mẫu cho một người dùng TikTok ở Nam Phi và ký được hợp đồng với đối tác Ấn Độ.
Tang cho biết vì các nền tảng video ngắn có lượng người dùng trẻ lớn và thuật toán đề xuất mạnh mẽ nên video rất dễ lên xu hướng. “Khách hàng doanh nghiệp ngày càng trẻ hơn”, cô nói với Rest of World. “Họ có thể xem video sau giờ làm việc và nghĩ rằng, ồ, tôi có thể cần sản phẩm này”.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng sao chép công thức chào hàng hài hước này. Một nhà máy chế biến khoai lang ở huyện Hongan, tỉnh Hồ Bắc, đã bắt đầu đăng video trong năm nay lên các nền tảng như X, YouTube và WeChat Channels để thu hút các thương nhân nước ngoài. “Tồn tại hay không tồn tại, đó là câu hỏi”, ông chủ nhà máy Han Dexiao nói trong một đoạn clip. “Ăn hay không ăn, khá dễ. Tôi chọn ăn hết”, ông nói tiếp, trong khi đi ngang qua những giá đựng bún khoai lang.
Han, 51 tuổi, nói với Rest of World rằng công ty đã tạo một trang web tiếng anh và lập một cửa hàng trên Alibaba. Các công nhân trẻ tại nhà máy đã giúp ông chuẩn bị các kịch bản tiếng Anh và học cách phát âm từng từ. “Tôi sợ mọi người sẽ không hiểu. Tôi nghĩ tôi có thể dần dần học cách giới thiệu nhà máy của mình với bạn bè nước ngoài”.
Đây chính là điểm khiến TikTok Shop trở nên khác biệt so với các đối thủ thương mại điện tử như Shopify hay Amazon. Hầu hết các đơn đặt hàng thành công đều đến từ những clip viral, không kể đó là người dùng mới hay cũ. Theo BI, một video sau khi lên xu hướng có thể giúp người bán nổi tiếng trong vòng 15 phút, đồng thời đẩy doanh thu theo ngày tăng lên chóng mặt.
Dĩ nhiên, vẫn có một số công ty không đi theo lối chiến thuật tiếp thị đa phương tiện. Bas van Rens, founder Sino Import Solutions có trụ sở tại Quảng Châu, cho biết ông thích cách duyệt danh sách sản phẩm trên trang thương mại điện tử truyền thống. Chúng nhắm mục tiêu vào các sản phẩm cụ thể và xác minh giấy phép kinh doanh.
“Tôi sẽ không bao giờ tương tác trên video. Trên Alibaba và 1688, bạn có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm của mình”, ông nói.
Theo: Rest of World, Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng