Thêm một thiên thạch nữa sẽ bay ngang qua Trái Đất vào dịp Halloween

    Nova,  

    NASA thông báo một thiên thạch khác sẽ bay ngang Trái Đất ở khoảng cách khoảng 499.000 km vào đúng ngày lễ Halloween (31/10) sắp tới.

    Chỉ hơn 1 tuần sau khi NASA tuyên bố một thiên thạch khổng lồ với đường kính 2 dặm (khoảng 3,2 km) sẽ bay "sượt" qua Trái Đất vào ngày 10/10, cơ quan này lại tiếp tục đưa ra một thông báo mới vào ngày về việc một thiên thạch khác sẽ bay ngang Trái Đất ở khoảng cách khoảng 499.000 km vào đúng ngày lễ Halloween (31/10) sắp tới.

     Lại thêm một thiên thạch nữa bay ngang Trái Đất.

    Lại thêm một thiên thạch nữa bay ngang Trái Đất.

    Với cái tên 2015 TB145, NASA ước tính thiên thạch này có đường kính từ 280 đến 620m và bay ở vận tốc trên 126.000 km/h. Các nhà thiên văn học phát hiện ra nó cách đây chưa đầy 2 tuần nhờ kính thiên văn Pan-STARRS (viết tắt của Panoramic Survey Telescope and Rapid Response System, tạm dịch là Kính viễn vọng Quan sát toàn cảnh và hệ thống phản xạ nhanh) đặt tại đảo Hawaii và vật thể lớn nhất bay gần Trái Đất nhất trong thời gian gần đây. Trước đó, một thiên thạch có kích thước cực lớn cũng bay gần Trái Đất nhưng khoảng cách ở xa hơn rất nhiều, lên tới vài triệu km.

    Một câu hỏi được đặt ra: Liệu thiên thạch này có thể va chạm với Trái Đất hay không? NASA cho rằng thiên thạch chỉ bay ngang ở khoảng cách an toàn và nó đi theo một quỹ đạo khá kỳ cục, có độ nghiêng cao. Điều này có thể lý giải tại sao mãi đến ngày 10 tháng 10 vừa qua thì họ mới phát hiện ra thiên thạch này. Tuy nhiên, theo NASA thì thiên thạch này không khả kiến khi quan sát từ Trái Đất bằng mắt thường mặc dù có đường kính lớn và cự ly tiếp cận khá gần. Kính thiên văn với độ phóng đại phù hợp dĩ nhiên là có thể quan sát được. NASA dự đoán 2015 TB145 sẽ bay xuyên qua chòm sao Orion vào buổi tối ngày 31/10, lúc 10h14 theo giờ Việt Nam. Mặc dù chuyến viến thăm của 2015 TB145 ngoài dự kiến nhưng đây sẽ là cơ hội tốt cho nhiều nhà quan sát thiên văn vận dụng khả năng ghi hình và theo dõi bằng radar để chuẩn bị cho lần bay cắt mặt gần hơn của thiên thạch mang mã số 1999 AN10 vào năm 2027 theo tính toán của NASA.

     Quỹ đạo của 2015 TB145.

    Quỹ đạo của 2015 TB145.

    Hiện tại, các đài vô tuyến không gian tại tổ hợp mạng lưới không gian sâu DSN tại Goldstone, Barstow, California và đài quan sát Arecibo tại Puerto Rico sẽ tập trung theo dõi và ghi lại đường đi của 2015 TB145 qua radar nhằm cung cấp dữ liệu giá trị chuẩn bị cho những lần đối mặt tiếp theo của Trái Đất với thiên thạch trong tương lai. Dữ liệu này cũng có thể giúp phát hiện sớm các vật thể bay gần, kéo dài thời gian chuẩn bị cũng như đóng góp nguồn tài nguyên kiến thức để phát triển sứ mạng Asteroid Redirect của NASA nhằm làm chệch hướng mọi vật thể có quỹ đạo bay tiềm năng gây va chạm với hành tinh của chúng ta.

    Ngoài ra, chương trình nghiên cứu những vật thể gần Trái Đất của NASA đã đưa ra giả thiết nếu thiên thể 2015 TB145 va chạm với bề mặt hành tinh Xanh thì con người sẽ phải hứng chịu một thảm họa toàn cầu gần giống với như những gì loài khủng long gặp phải cách đây 65 triệu năm, nhưng chúng ta sẽ vẫn có cơ hội sống sót mặc dù tỷ lệ này ra rất nhỏ. Nhà vật lý thiên văn Rusty Schweickart cho biết hiện vẫn còn 99% những tiểu hành tinh như vậy bên ngoài không gian có thể tiêu diệt sự sống trên Trái Đất nên những việc dự báo như thế này gần như là nhiệm vụ sống còn của những cơ quan nghiên cứu không gian như NASA.

    Tham khảo NASA, Dailymail, Gizmag

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày