Thermaltake Smart SE 530: bộ nguồn hoàn hảo cho phân khúc trung cấp

    d3k.or,  

    (GenK.vn) - Cùng GenK tìm hiểu một trong những bộ nguồn đáng giá cho cấu hình chơi game.

    Với một cấu hình trung cấp phục vụ cho game hay đồ họa, việc trang bị một bộ nguồn (PSU) tốt nên là một việc ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc cung cấp đủ điện năng cho hệ thống, một bộ nguồn tốt còn bảo vệ những linh kiện khác của bạn khỏi những rủi ro như sụt áp hay quá tải dòng điện.

    Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Smart SE 530 một sản phẩm tiêu biểu cho phân khúc này từ Thermaltake.

    Vỏ hộp thiết kế khá đơn giản, với tông màu đen. Có thể nhìn thấy ngay trên vỏ hộp là những tính năng tiêu biểu của Smart SE 530:

     

    Hiệu suất lên tới 87%: đảm bảo mức năng lượng hao phí ở mức thấp.
    Chế độ bảo hành 3 năm.
    Chứng chỉ ErP Lot 6, chuẩn yêu cầu của EU với các thiết bị nguồn. Theo quy định này, các nhà sản xuất phải thiết kế để PSU chỉ được tiêu thụ tối đa 0.5W hao phí khi PC được tắt hay ở chế độ stand by.

    Mặt dưới hộp:

     

    Bên trong: Nguồn, túi đựng các cable rời và dây nối vào nguồn điện 220v.

     

    Thiết kế:

    Đúng theo phong cách của Thermaltake: đơn giản mà hiệu quả, sản phẩm chắc chắn, nặng và có một lớp vỏ ngoài được gia công khá tốt. Toàn bộ lớp vỏ ngoài được sơn tĩnh điện màu đen.

     

    Cạnh trên: các thông tin cơ bản về sản phẩm.

     

    Cạnh bên với style khá cool.

     

    Mặt sau: Cổng lấy điện từ nguồn 220v, khe lưới để thổi khí nóng.

     

    Cạnh dưới: quạt 140mm, với logo Thermaltake được sơn trắng trên nền đen khá nổi bật. Phần chắn quạt cũng được sơn đen luôn.

     

    Một xu hướng hiện nay là nguồn single rail. So với thiết kế multi rail ( các đường 12v được chia riêng rẽ, với mỗi đường cho phép công suất tối đa là 240w), single rail được đánh giá cao hơn bởi tận dụng tốt hơn công suất của cả bộ nguồn bằng việc gộp chung đường 12v lại cho các thiết bị, tránh tình trạng thiếu điện trong 1 đường điện trong trường hợp công suất của bộ nguồn vẫn còn thừa ở các đường điện khác. Có thể hiểu đơn giản là với 1 bình nước lớn, việc có 1 vòi tương xứng sẽ hiệu quả hơn việc sử dụng nhiều vòi nước nhỏ phục vụ cho mỗi nhu cầu.

    Với tổng công suất 492W cho đường 12v, Smart SE 530 có thể cung cấp điện năng cho hầu hết cấu hình trung cấp phục vụ game và đồ họa.

     

    Các cổng cấp điện (connector):

     Với 2 đầu 6 2 cho VGA, người dùng không phải băn khoăn nếu có ý định sử dụng những VGA cao cấp.

    Với 2 đầu 6 2 cho VGA, người dùng không phải băn khoăn nếu có ý định sử dụng những VGA cao cấp.

    6 đầu SATA có lẽ hơi thừa với đa phần người tiêu dùng, vốn chỉ cần 1-2 HDD và 1 SSD.

    Smart SE 530 là nguồn dạng semi-modular. 2 connector đuợc gắn liền là cổng 20 4 pin cho mainboard, và cổng 4 4 pin cho CPU. Thiết kế này sẽ giảm giá thành cho sản phẩm so với dạng full-modular, đồng thời tiết kiệm không gian bên trong thùng máy nếu không dùng hết những dây cấp nguồn.

     

    Các đầu cắm đều được chú thích rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn khi lắp đặt.

    Ngoài ra, với thiết kế dẹt, và dây khá mềm, việc đi dây bên trong vỏ máy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều .

     

    Bên trong:

    Quạt 140mm được gia công bởi YATE LOON, một hang gia công tuy không nổi tiếng nhưng luôn được đánh giá cao với những mẫu quạt chất lượng: lưu lượng gió 62 CFM và có độ ồn thấp (29dB ở tốc độ 1400 vòng/phút). Quạt dạng brushless (không dùng chổi than) đảm bảo độ bền cao.

     

    Mạch được bố trí khá gọn gàng. Trái tim của bộ nguồn là biến áp công suất (transformer) được gia công bởi CWT (phần lớn nguồn của Thermaltake đều sử dụng biến áp của CWT, kể cả những dòng cao cấp nhất như Tough power)

     

    Chi tiết hơn về các linh kiện (vui lòng xem chú thích bên dưới)

     

    Vàng: Mạch lọc điện từ EMI (Electromagnetic interference) giảm thiểu độ nhiễu của dòng điện vào, qua đó nâng cao tuổi thọ cho nguồn và đảm bảo dòng điện ra “sạch”

    Đỏ: Tụ lọc 400v 330uf của Aishi.

    Trắng: Diode nắn dòng cầu (bridge rectifier) GBU606 đảm bảo mức tải của dòng điện.

    Tím: Phần tản nhiệt cho các mosfet gồm 2 lá nhôm khá dày.

    Các tụ còn lại từ 2 hãng là CapXon (Vent) và Aishi, hai nhà sản xuất tụ đến từ Đài Loan. Các tụ này đều có mức nhiệt độ tối đa là 105°C (một nâng cấp đáng giá so với phiên bản trước chỉ là 85°C).

     

    Thử nghiệm:

    Chúng tôi sử dụng i7 2700k (ở mức xung 5GHz) và GTX 660, chạy cùng lúc 2 chương trình LinX và FurMark để “ép” CPU và GPU cùng lúc hoạt động 100%.

    Nhờ được trang bị quạt 140mm (so với quạt 120mm của các đối thủ), nhiệt độ của psu rất mát, với nhiệt độ phòng là 25°C, nhiệt độ của PSU chỉ là 33-34°C (cao hơn 8-9°C so với nhiệt độ bên ngoài). Ngoài ra, fan họat động khá êm. Gần như không có bất kỳ tiếng ồn đáng kể nào từ fan. Đây có lẽ là điểm tôi thích nhất ở sản phẩm này.

    Một yếu tố nữa mà tôi quan tâm là chênh lệch dòng điện. Theo chuẩn ATX, sai số cho phép của mỗi đường ra là ±5%. Với những bộ nguồn chất lượng kém, chênh lệch dòng điện này có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện, đồng thời làm cho hệ thống hoạt động không ổn định và kém hiệu quả.

     

    Kết quả đo thực tế (lấy trung bình cộng trong cả quá trình đo)

    Kết luận

    Thermaltake đã có những thay đổi đáng giá với bộ nguồn này so với người tiền nhiệm Smart 550. Với những cấu hình trung và cao cấp phục vụ game và đồ họa (với mức giá từ 20tr trở lại), Smart SE 530 có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.

    Nhược điểm đầu tiên của bộ nguồn này là nó không đạt được chứng chỉ 80 plus (do không hoạt động ở mức điện áp 110v), tuy vậy với người dùng ở Việt Nam, đây có lẽ không phải vấn đề.

    Sẽ hoàn hảo hơn nếu Smart SE 530 được thiết kế với tụ đến từ các hãng của Nhật. Tuy vậy điều này có thể đẩy chi phí của sản phẩm lên cao hơn và khó tiếp cận với người tiêu dùng.

    Sản phẩm dự kiến được bán với giá khoảng 1,4 triệu đồng.

    Xin cảm ơn công ty An Việt (AVTek)- nhà phân phối Thermaltake đã giúp chúng tôi thực hiện bài viết này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày