Thì ra đây là lý do bạn ăn kiêng đúng chuẩn mà vẫn không giảm cân, dù người khác thì thành công
Bạn từng ăn theo chế độ giảm cân của một người bạn và không gặt hái được kết quả mong muốn? Nghiên cứu mới giải thích lý do vì sao nhiều người gặp phải vấn đề tương tự.
Một nghiên cứu xuất bản trên báo công nghệ sức khỏe CellPress thông báo về một khám phá hết sức bất ngờ về tác động của thức ăn đến cân nặng của từng người. Các nhà khoa học kết luận rằng chuẩn đánh giá độ gây béo của thức ăn hiện nay hoàn toàn sai vì khi thực nghiệm trên cùng một thực phẩm, tác dụng sinh hóa của chúng có thể khác biệt hoàn toàn đối với những người khác nhau.
Đây có lẽ là lý do nhiều người dù đã cố gắng tuần thủ theo một chế độ ăn khắc nghiệt nào đó cuối cùng lại không gặt hái được kết quả như được quảng cáo.
Vậy làm thế nào mà các bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng có thể nhầm lẫn hàng chục năm nay? Từ xưa đến nay việc chọn lựa thực phẩm cho chế độ ăn được xác định bởi chỉ số đường huyết chuẩn GI. Thức ăn càng có chỉ số GI cao hoặc nói mộc cách khác, khi dung nạp vào những món ăn làm gia tăng chỉ số đường huyết của bạn lên một cách đột ngột, thực phặm ấy sẽ làm cho cơ thể bạn tiết ra nhiều insulin hơn. Insulin hay còn được biết đến là hóc môn “dự trữ mỡ” là thủ phạm chính làm cho bạn tăng cân.
Nhưng một nhóm nghiên cứu tại Viện khoa học Weizmann tại Israel đã “bóc trần” được sự sai lệch nghiêm trọng của phương pháp hiện tại đang được áp dụng rộng rãi.
Thực ra lúc đầu nhóm nghiên cứu vùng Trung Đông này chỉ có ý định kiểm chứng thứ “lý thuyết” đã được công nhận trên toàn thế giới này. Cụ thể, một nhóm 800 người tình nguyện được phục vụ những bữa ăn sáng giống hệt nhau và có nhiệm vụ phụ trách việc ghi chép bữa ăn thường ngày của mình một cách chi tiết và chính xác trong một tuần. Tình trạng đường huyết của họ cũng được theo dõi và ghi chép liên tục trong thời gian ấy.
Kết thúc thí nghiệm, một kết quả hoàn toàn bất ngờ: nhiều người khi theo cùng một chế độ ăn với mọi người, lại có mức độ đường huyết tăng lên lên một cách hết sức chênh lệch. Ví dụ, quả cà chua, một món ăn được coi là tốt cho sức khỏe vì chứa ít đường, ít ca-lo khi ăn thường không ảnh hưởng đáng kể đến chỉ so đường huyết của người ăn. Nhưng một nữ tình nguyện mắc bệnh béo phì khi ăn cùng một loại cà chua ấy lại có chỉ sô đường huyết tăng lên một cách phi thường.
Dù chưa thực sự chứng minh được lý do dẫn đến hiện tượng mang tính đột phá này, các nhà nghiên cứu phỏng đoán thủ phạm gây rối loạn sinh hóa này là “cộng đồng” vi khuẩn dạ dày phong phú và đa dạng của mỗi người.
Cho đến khi những nghiên cứu sâu rộng hơn được thực hiện về cách lựa chọn thực phẩm một cách “cầu toàn” hơn, có lẽ thay vì tham khảo những chế độ ăn của bạn bè và các chuyên gia, bạn cần phải dựa vào cảm tính và những phép thử của riêng mình về từng loại đồ ăn, đặc biệt khi những chế độ ăn bạn đang theo không giúp ích trong việc duy trì một mức cân lành mạnh.
Tham khảo Prevention
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng