Thiên hà "có đuôi" này đang chết, mỗi ngày rò rỉ ra không gian lượng vật chất tương đương 10.000 ngôi sao
Không thứ gì tránh được cái chết.
Lần đầu tiên trong lịch sử ngành thiên văn học, các nhà nghiên cứu đứng trước cơ hội chứng kiến toàn cảnh thiên hà đang chết. Ở địa điểm cách chúng ta 9 tỷ năm ánh sáng, thiên hà với số hiệu ID2299 đang mất một lượng lớn khí lạnh vốn dành cho việc sản sinh sao mới. Mỗi năm, ID2299 mất đi lượng khí gas đủ để hình thành 10.000 mặt trời mới và tính tới thời điểm hiện tại, một nửa số khí lạnh của thiên hà này đã rò rỉ ra ngoài. Lượng khí còn lại sẽ được dùng để tạo thành những ngôi sao mới và sẽ nhanh gấp 100 lần tốc độ hình thành sao trong Dải Ngân hà.
Cứ theo đà này, ID2299 sẽ “sớm” mất hết số khí và không thể hình thành thêm sao mới. Trên định nghĩa, đây là một thiên hà chết.
Hình minh họa ID2299 đang chết.
Nhóm các nhà khoa học phát hiện ra ID2299 và cái kết không thể tránh khỏi của nó đã xuất bản phát hiện của mình trên tạp chí Nature hồi đầu năm nay. Họ nghĩ rằng ID2299 hình thành khi hai thiên hà va vào nhau và hợp lại thành một. Đó là lý do tại sao ID2299 có "tidal tail" - tạm dịch là “đuôi triều cường”. Đây là dấu hiệu nhận biết một thiên hà là thể hợp nhất của hai thiên hà nhỏ hơn và từ cái đuôi này, vật chất cũng như các ngôi sao trôi dần ra ngoài Vũ trụ lạnh giá.
Thông thường, đuôi triều cường hình thành khi những lớp ngoài của thiên hà bị bào mòn trong quá trình hợp nhất. Các nhà nghiên cứu may mắn bắt gặp hiện tượng này khi lúc nó bắt đầu xuất hiện, là thời điểm vật chất trong thiên hà dần phát tán ra Vũ trụ.
Phát hiện này cho thấy những vụ va chạm lớn giữa hai thiên hà có thể khiến thiên hà chết dần đi khi lượng vật chất thoát ra ngày một nhiều. “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một thiên hà có khả năng tạo sao ở nơi xa chuẩn bị chết, nguyên nhân do một lượng lớn khí lạnh thoát ra từ bên trong”, Annagrazia Puglisi, tác giả chính của nghiên cứu nhận định.
Một cách chết mới
Khi sao hình thành, chúng tạo ra một loại “gió” đặc biệt. Các nhà khoa học cho rằng nằm giữa mối thiên hà khổng lồ là một hố đen, thiên thể kỳ lạ này còn tạo ra cả các cơn gió khi nó hút vật chất vào bên trong mình. Những ngọn gió không gian tạo ra bởi sao và hố đen sẽ sớm đưa vật liệu hình thành sao ra ngoài Vũ trụ, cũng sẽ khiến thiên hà chết dần.
Kính Viễn vọng Không gian Hubble chụp được một thiên hà có đuôi. Họ gọi nó là "Con Chuột", lý do quá hiển nhiên rồi.
Tuy nhiên, việc các nhà thiên văn học phát hiện ra ID2299 đã chứng minh được rằng thiên hà vẫn còn những cách tiêu biến khác nữa.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc phóng khí lạnh ra ngoài không gian có thể xuất hiện từ việc thiên hà hợp nhất, và rằng gió cũng như đuôi triều cường có thể mang tính chất tương tự nhau”, Emanuele Daddi, đồng tác giả báo cáo tới từ Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử nói trong buổi họp báo. “Phát hiện này có thể cho phép chúng ta hiểu hơn về cách một thiên hà ra đi”.
Kết cục của ID2299 mang tới chút dữ kiện cho ta dự đoán quá trình chết của chính Dải Ngân hà. Thiên hà ta đang sống vẫn đều đặn phun vật chất ra không gian bao la, và cũng sẽ va chạm với thiên hà Andromeda trong 4 tỷ năm nữa. Bạn cũng chẳng phải khóc thương cho Dải Ngân hà làm gì, điều tất yếu rồi sẽ diễn ra và ta không thể chống lại quy luật bất diệt ứng lên vạn vật.
Tham khảo Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng