Thiết kế điện áp tốt hơn cả GTX 1080 nhưng RX480 vẫn gây ra lỗi, đây là lý do
Hãy cùng đào sâu nguyên nhân khiến RX480 rơi vào thế "khốn khổ" trong 2 ngày vừa qua.
Có vẻ màn ra mắt của RX 480 không được suôn sẻ như mong đợi. Hai ngày nay đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc RX 480 làm hỏng khe PCIe trên các bo mạch chủ. Khá nhiều reviewer đã phát hiện ra chiếc RX 480 của họ tiêu thụ nhiều hơn so với 75 W mà khe PCI Express có thể cung cấp theo thông số tiêu chuẩn.
Chi tiết về vấn đề tiêu thụ điện năng trên khe PCIe của AMD RX 480
Theo PC Perspective, một trang tin về công nghệ khá tin cậy mới đây đã công bố kết quả điều tra của họ về vấn đề này. Ryan Shrout, tổng biên tập của PCPer.com đã làm một bài thử về khả năng cấp nguồn của PCIe kết hợp với 6-pin. Trong bài thử này, Ryan đã lắp đặt một hệ thống với khả năng chặn các dòng điện đi từ khe PCIe và nguồn 6-pin đến card đồ họa.
Hai game The Witcher 3 và Rise Of The Tomb Raider được sử dụng để mô phỏng môi trường hoạt động thực tế. Khi chạy Tomb Raider, lấy nguồn từ nguồn 12 volt của bo mạch chủ, điện năng tiêu thụ ở khoảng mức 70 W với một vài thời điểm nhảy lên 77 W.
Kết quả của The Witcher 3 cũng tương tự với điện năng ở mức 73 W với một vài thời điểm nhảy lên mức 77 W. Rõ ràng với 2 trường hợp trên, RX 480 có khả năng tiêu thụ vượt mức tiêu chuẩn 75W mặc dù chỉ xảy ra trong ít hơn 1 giây.
AMD RX 480 không phải card đồ hoạ đầu tiên gặp vấn đề này, không ít GTX 960 bản custom cũng đã gặp vấn đề tương tự vào năm ngoái
Vấn đề của khe cắm trên bo mạch chủ
Đầu tiên chúng ta hãy cùng xem lại bài viết gốc về vấn đề trên. Asus GTX 960 Strix là một card đồ hoạ khá toàn diện trừ việc lấy nguồn đôi lúc không ổn định.
Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy điện năng thường xuyên vượt mức cung cấp của PCI-Express. Điều này không gây hư hại ngay tới phần cứng. Tuy nhiên sẽ khó để đưa ra kết luận nếu hiện tượng này xuất hiện thường xuyên trong một khoảng thời gian dài. Không phải tự nhiên mà các nhà sản xuất đưa ra các thông số kĩ thuật để người dùng cũng như các hãng sản xuất linh kiện liên quan phải tuân thủ. Với GTX 960, Asus vốn có thể cải thiện để triệt tiêu những điểm tiêu thụ điện năng vượt mức.
PCPer cũng đã làm bài test tương tự như Tom’s Hardware nhưng kết quả thu được ở RX 480 có phần khác biệt với GTX 960 dù Ryan có nhắc tới việc có một lớp lọc điện từ được thêm vào. Với lớp lọc này, các đồ thị sẽ mượt hơn, giúp ích cho việc đọc và tổng hợp dữ liệu.
Theo dữ liệu điện năng trên PCIe của RX 480, điện năng tiêu thụ trung bình cao hơn của GTX 960 nhưng ít xảy ra hiện tượng nhảy vọt. Thường thì các bước nhảy về điện năng này thường được cho là bắt nguồn tử các linh kiện chuyển dòng điện. Phần lớn chúng sẽ bị bỏ qua, nhất là khi các bước nhảy này chỉ xảy ra trong vài phần nghìn giây.
Quay về với trường hợp GTX 960, có thể thấy cứ vài giây lại có một bước nhảy và xảy ra liên tục để được ghi nhận trong đồ thị 60 giây của Tom’s Hardware. Những bước nhảy này xảy ra khá lâu, gần 1 giây với điện năng chạm ngưỡng 150 W. Biểu hiện này khá khác biệt so với RX 480.
Nguyên nhân chính dẫn đến hư hỏng của linh kiện điện tử thường là do bị quá nhiệt. Khi xảy ra liên tục trong một thời gian dài, sự bất ổn định của nhiệt độ cũng như dòng điện sẽ dẫn đến hư hỏng linh kiện. Quá trình thay đổi giữa hai mức nhiệt có chênh lệch lớn được gọi là nhiệt xoay vòng. Bước nhảy trên dòng điện càng cao, đồng nghĩa với việc vượt quá thông số tiêu chuẩn của nhà sản xuất càng nhiều, thì chênh lệch giữa hai mức nhiệt càng lớn. Cuối cùng thì nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến linh kiện và gây hư hỏng hoàn toàn. Các bước nhảy càng lớn và càng thường xuyên thì linh kiện càng nhanh hỏng.
Các dữ liệu về GTX 960 khẳng định quan điểm trái ngược với luận điểm trên dù nó hoàn toàn phù hợp với RX 480. Miễn là RX 480 không bị ép xung, điện năng tiêu thụ trên khe PCIe sẽ không phải vấn đề cần quan tâm.
“Như bao trường hợp khác trên thị trường, đang có rất nhiều người dùng yêu cầu phải có một lệnh thu hồi với RX 480 hoặc yêu cầu AMD phải sẵn sàng hầu toà vì các thiệt hại của họ. Tôi không đồng ý với quan điểm này. AMD đã rất nỗ lực để vượt qua giới hạn của hệ thống quản lý điện năng và chúng tôi cũng đã thấy nó tiêu thụ điện vượt mức so với thông số của PCIe.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa gặp phải vấn đề gì về sự ổn định hay thấy reviewer nào nhắc đến vấn đề này nhiều. Khi RX 480 bắt đầu đến tay người dùng hôm nay và muộn nhất là cuối tuần này, chúng tôi sẽ chú ý tới các số liệu từ cộng đồng cũng như thực hiện các thử nghiệm dài hơi tại PC Perspective.”
Nghiên cứu chuyên sâu về giới hạn ép xung của RX 480
Câu chuyện đã rẽ sang hướng hoàn toàn khác khi các kết quả khi đã ép xung được thu về. Khi chạy WItcher 3, chiếc RX 480 sau khi được ép xung đã ngốn đến 90 W từ khe PCIe. Câu chuyện từ “không vấn đề” đã trở nên nghiêm trọng. Mặc dù AMD cho phép người dùng ép xung RX 480 đến một mức nhất định, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của người sử dụng khi ép xung card đồ hoạ của mình. Xin nhắc lại là hai nhà sản xuất GPU lớn nhất thế giới, NVIDIA và AMD luôn nhấn mạnh việc ép xung sẽ làm mất bảo hành. Nếu muốn ép xung, người dùng nên chọn các phiên bản custom từ các đối tác AIB của AMD như Sapphire, XFX, Asus và MSI, vốn đã sẵn sàng để xuất hiện trên thị trường.
Những chiếc RX 480 custom được thiết kế với khả năng tản nhiệt tốt hơn rất nhiều và quan trọng hơn là việc sử dụng nguồn phụ 8-pin, vốn có thể cung cấp 150 W. Với tổng điện năng có thể cung cấp lên đến 225 W (150 W từ nguồn phụ và 75 từ PCIe), vấn đề về quản lý điện năng trên RX 480 sẽ bị loại bỏ cũng như việc ép xung sẽ thoải mái hơn. Mới vài ngày trước, các đối tác AIB của AMD đã khẳng định với tản nhiệt cực tốt, RX 480 có thể được ép xung lên 1480 đến 1600 Mhz, so với xung nhịp gốc 1120 Mhz.
Với thiết kế của bản ref vốn đã cần 155-165 W khi chơi game, khả năng của RX 480 bị hạn chế rất nhiều với nguồn phụ 6-pin, nhất là khi ép xung bởi sự thiếu hụt lớn về điện năng. Việc thêm một nguồn 6-pin hoặc 8 pin hoặc thay thiết kế nguồn 6-pin hiện tại thành 8-pin sẽ giải quyết triệt để vấn đề của RX 480.
Thiết kế 6 1 pha điện của RX 480 là một cái tát thẳng vào linh kiện “chất lượng cao” của GTX 1080 bản Founder’s.
Thiết kế đường điện của VRM (mạch chuyển áp) trên bảng mạch của RX 480 ref có thể nói là trên cả ấn tượng. ĐIều này càng được khẳng định khi so với thiết kế 5 1 pha của GTX 1080. VRM của RX 480, được hiểu như ổn áp, có thể sản sinh 40 amps (ampe) từ mỗi pha ở 125 độ C, mang lại tổng số 240 amp. Bảng thông số dưới đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn chi tiết hơn về khả năng cấp điện của VRM trên hai chiếc card đang cực hot này.
Các con số khá là chênh lệch khi so sánh giữa RX 480 và GTX 1080 với phần thắng hoàn toàn dành cho RX 480. Ngoài ra, do sử dụng mofset dạng đặc biệt khi kết hợp tần cao và thấp vào chung một IC, bảng mạch của GTX 1080 chỉ cần một mofset mỗi pha thay vì hai.
Với những phân tích trên, chúng ta có thể thấy vấn đề chính của RX 480 chỉ là không cấp đủ nguồn chứ không phải do chất lượng thiết kế đường điện của bảng mạch. Nền tảng tốt sẽ tạo tiền đề cho các đối tác AIB của AMD có thể cạnh tranh bằng các thiết kế riêng của mình. Hãy cùng chờ xem các phiên bản custom sẽ khắc phục vấn đề của bản ref cũng như phát triển tiềm năng của RX 480 như thế nào.
Tham khảo Wccftech
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng