Một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Giáo sư người Iran Behrokh Khoshnevis đã và đang tiến hành một dự án nghiên cứu phát triển robot có khả năng xây dựng nên các công trình kiến trúc trong tương lai không xa.
Behrokh Khoshnevis, hiện đang là Giáo sư tại Đại học Kiến trúc USC Viterbi, tọa lạc ở California, Mỹ, chia sẻ với Mehr News rằng ông đã dành ra 20 năm tập trung vào dự án SSS - phương pháp gia cố, sử dụng một loại chất bột liên kết đặc biệt, với mục đích cho ra đời những công trình kiến trúc được xây dựng tự động dựa trên nền tảng công nghệ in 3D.
Cũng cho biết bởi ông, SSS là sản phẩm đầu tiên có cho phép khả năng hoạt động hiệu quả trong môi trường không trọng lượng. So với những công nghệ đắt đỏ như laser, SSS cho thấy sự vượt trội về cả tốc độ, tính chính xác và tiềm năng hứa hẹn trong khía cạnh ứng dụng cho lĩnh vực không gian và vũ trụ.
Được biết, Khoshnevis cũng là người từng 2 lần giành giải quán quân trong các cuộc thi do NASA tổ chức, nhận định rằng ngành xây dựng và kiến trúc quả thật nguy hiểm và ẩn chứa nhiều rủi ro hơn những gì người ta thường nghĩ. Số liệu thống kê cho thấy 60.000 là số lượng người chết mỗi năm liên quan đến tai nạn xây dựng. “Quá trình trên cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền của, do đó việc áp dụng robot vào làm việc thay thế cho nguồn nhân lực hiện nay là vô cùng cần thiết.”
Robot tham gia xây dựng công trình (Ảnh minh họa)
Giáo sư người Iran cũng cho biết thêm rằng dự án của ông hiện đang được lãnh đạo bởi NASA, tiến đến tương lai phát triển công nghệ này trên cả những hành tinh khác. “Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện hàng tá những nghiên cứu về vấn đề xây dựng các cơ sở hạ tầng trên Mặt Trăng và Sao Hỏa. Hy vọng dự án lần này sẽ đem lại thành công vang dội và được ứng dụng đầu tiên tại chính quê hương mình - Iran.”
“Nếu chứng minh được hiệu quả của nó, một khối kiến trúc cao 200m có thể được hoàn thành chỉ trong 1 ngày,” khẳng định thêm bởi ông. “Tất nhiên bước đầu sẽ được tiến hành trên những tòa nhà nhỏ, rồi dần dần quá trình thử nghiệm sẽ bao gồm cả những cỗ máy và kiến trúc lớn hơn nữa.”
Ngoài ra, công nghệ trên cũng mang lại những lợi ích to lớn và tích cực trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, đặc biệt “mọi kiến trúc đều có thể mang một hình thái và thiết kế độc đáo của riêng nó với những đường nét tinh vi, phức tạp.”
Cũng phải nói thêm, Contour Crafting - phương pháp in 3D trên quy mô lớn được giới thiệu bởi Khoshnevis đã giành chiến thắng tại sự kiện khoa học và công nghệ tổ chức bởi NASA năm 2014.
Tham khảo: MehrNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng