Công dân cần nắm rõ mốc thời gian mà CMND, CCCD mã vạch chính thức bị khai tử để đi đổi CCCD gắn chip mới để tránh gặp rắc rối. Đồng thời, công dân đã đi làm CCCD gắn chip mới nhưng vẫn cần làm lại ngay tại các mốc thời gian nhất định để không bị phạt.
- Những việc người dân cần làm khi đổi từ CMND sang CCCD gắn chip
- Để lộ ảnh và thông tin CCCD gắn chip, người dân có thể đối mặt với những rủi ro gì?
- Có tài khoản định danh điện tử, có cần mang thẻ CCCD gắn chip nữa không?
- Dùng CCCD giả rút tiền ngân hàng: Nhà băng và nhà mạng đều bị lừa
- Hướng dẫn rút tiền bằng CCCD gắn chip
Thời điểm CMND, CCCD mã vạch chính thức bị khai tử
Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP, CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (dù là CMND 9 số hay 12 số).
Trong khi đó, từ ngày 1/1/2021, Bộ Công an đã triển khai cấp CCCD gắn chip thay cho CMND, CCCD mã vạch. Theo đó, những công dân được cấp CMND, CCCD mã vạch từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, CMND, CCCD mã vạch chính thức bị "khai tử" và việc sử dụng CMND, CCCD mã vạch sau thời điểm này bị cấm .
Như vậy, từ năm 2036, công dân vẫn chưa đổi sang CCCD gắn chip mới chắc chắn sẽ bị phạt.
Bên cạnh đó, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ CCCD, tuy nhiên thẻ CCCD không có giá trị trọn đời. Khi đến độ tuổi nhất định, công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ CCCD mới. Theo quy định hiện nay, tất cả công dân khi đổi CMND cũ và CCCD mã vạch sẽ thay toàn bộ bằng CCCD gắn chip.
Thời hạn của CCCD gắn chip
Theo quy định của Luật căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chip có thời han sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật CCCD 2014 như sau:
- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Theo đó, CCCD dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Một số trường hợp đặc biệt
Nếu công dân đi làm thẻ CCCD gắn chip năm 24 tuổi, thì thẻ CCCD gắn chip này có giá trị sử dụng đến năm công dân 40 tuổi.
Nếu trong trường hợp công dân đi làm CCCD gắn chip đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời. Tức là công dân được sử dụng cho đến khi mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng,…
Những công dân đi làm CCCD gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.
Những công dân trên 60 tuổi đang sử dụng CCCD mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.
Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 quy định là:
- CMND, CCCD mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ CCCD gắn chip thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.
Vì vậy, người dân có CMND, CCCD đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.
Không đổi CCCD khi hết hạn bị phạt như thế nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014, kể từ năm 2022, việc không đổi CCCD khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng
Bên cạnh những nâng cấp về phần cứng, Galaxy S25 Ultra được Samsung chú trọng vào các tính năng Galaxy AI mới.
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra