Thông qua thương vụ với liên minh Renault - Nissan, Microsoft ra mắt phần mềm mới cho ô tô
Đây hứa hẹn sẽ là công cụ để Microsoft chạy đua với các đối thủ khác trong lĩnh vực xe tự lái thông minh.
Microsoft đang tái khởi động lại nỗ lực bán phần mềm cho các ô tô với một bộ các chương trình và dịch vụ mới, nhằm đuổi kịp các đối thủ như Google hay Apple khi họ đang mở rộng ảnh hưởng của mình trong ngành công nghiệp ô tô.
“Chúng tôi không tự mình tiến vào lĩnh vực xe ô tô tự lái, nhưng chúng tôi có thể là một thành tố quan trọng của nó bằng việc cung cấp một nền tảng.” Bà Peggy Johnson, giám đốc phát triển kinh doanh của Microsoft cho biết trong cuộc phỏng vấn.
Một nền tảng kết nối thông minh cho ô tô
Liên minh Renault – Nissan đã ký một thỏa thuận vào tháng Chín năm ngoái với Microsoft để nghiên cứu về công nghệ ô tô. Trong thứ Năm vừa qua, các công ty cho biết liên minh Renault – Nissan là khách hàng đầu tiên cho nền tảng Connected Vehicle Platform của Microsoft, giúp mang lại cho các nhà sản xuất xe hơi một loạt các dịch vụ trên nền đám mây Microsoft Azure.
Bà Peggy Johnson, giám đốc phát triển kinh doanh của Microsoft.
Theo kế hoạch sẽ được ra mắt dưới phiên bản preview vào cuối năm nay, hệ thống này giúp thu thập dữ liệu từ các cảm biến và cho phép các nhà sản xuất ô tô xây dựng các dịch vụ sử dụng thông tin đó đi kèm với các sản phẩm của Microsoft như Cortana, Office và Skype.
Trong bài phát biểu tại CES 2017 của chủ tịch Liên minh Renault – Nissan, ông Carlos Ghosn cho biết, Nissan sẽ cho thấy trợ lý ảo Cortana của Microsoft được sử dụng trên xe ô tô cho những công việc như lên lịch hẹn với trung tâm dịch vụ khi chiếc xe cảm thấy việc bảo trì là cần thiết.
Theo ông Ogi Redzic, phó chủ tịch về các phương tiện kết nối tại Liên minh Renault – Nissan, cho biết, nhà sản xuất ô tô lựa chọn Microsoft vì khả năng vươn tới toàn cầu của hãng phần mềm, sự quen thuộc với việc chiều theo các vấn đề mà những nhà sản xuất ô tô gặp phải, và dự định của họ làm mối quan hệ này có giá trị hơn theo thời gian. Ngoài ra, ông cũng bổ sung thêm: “Microsoft có một nền tảng đám mây xuất sắc hiện nay.”
Nissan từ chối cho biết hiện có bao nhiêu chiếc xe sẽ sử dụng phần mềm này và từ khi nào. Họ cho biết kế hoạch đến năm 2020 sẽ có hơn 10 mẫu xe khác nhau được trang bị công nghệ xe tự lái, nhưng đó không nhất thiết phải là công nghệ của Microsoft.
Sự thay đổi trong chiến lược tiếp cận ô tô của Microsoft
Trong khi đó, Microsoft đang cho thấy nỗ lực của mình nhằm cải thiện các đề xuất của mình cho ngành công nghiệp ô tô thông qua dịch vụ đám mây Azure, bộ ứng dụng văn phòng Office và trợ lý ảo Cortana. Đó là một sự thay đổi so với chiến lược trước đây của hãng, khi thuyết phục các nhà sản xuất ô tô cài đặt một phiên bản hệ điều hành Windows để vận hành hệ thống thông tin và giải trí trên xe.
Thay đổi này đến đúng lúc các nhà sản xuất ô tô đang muốn biến sản phẩm của mình thành những thiết bị kết nối công nghệ cao thay vì chỉ là các phương tiện chạy xăng, nhằm chuẩn bị cho một tương lai khi máy tính mới là lái xe chứ không phải con người. Hội chợ CES năm nay đã chứng kiến sự thống trị trong mối quan hệ đối tác giữa những người khổng lồ công nghệ như Google, Amazon.com với các nhà sản xuất ô tô như BMW và Ford Motor Co.
Nền tảng mới, Connected Vehicle Platform, ra đời ba năm sau khi Microsoft để mất một khách hàng lớn là hãng Ford cho việc đưa sản phẩm hệ điều hành Windows lên ô tô. Theo bà Johnson, lần này công ty muốn trở nên linh hoạt hơn khi đưa ra cho các nhà sản xuất ô tô các phần mềm thành phần thay vì một dòng sản phẩm cố định.
“Chúng tôi đã thay đổi chiến lược của mình để trở nên cởi mở hơn, bao quát hơn.” Bà cho biết. “Nền tảng này mở và bạn có thể sử dụng nó theo nhiều cách rộng hơn chiến lược ban đầu của chúng tôi.” Bà cũng bổ sung thêm rằng, cho dù vậy, giải pháp dựa trên Windows vẫn đang được sử dụng trong hàng triệu chiếc ô tô.
Bà Peggy Johnson, giám đốc phát triển kinh doanh của Microsoft.
Theo hãng tư vấn McKinsey & Co., dữ liệu ô tô có thể trở thành một mảng kinh doanh trị giá 750 tỷ USD vào năm 2030. Lời hứa hẹn từ các nhà cung cấp công nghệ là các công ty ô tô có thể sử dụng phần mềm cho mọi việc, từ dự đoán khi nào ô tô cần bảo trì cho đến theo dõi tốt hơn các vấn đề có thể dẫn đến việc thu hồi và đưa các lái xe hướng đến những nhà bán lẻ tại địa phương.
General Motors đã có mối quan hệ đối tác với bộ phận Watson của IBM để khai thác dữ liệu ô tô, tìm ra các sở thích và thói quen của lái xe, và sử dụng điều đó để hướng mọi người đến các trạm xăng, nhà hàng và các hàng hóa, dịch vụ khác. Amazon cũng đã thảo luận về việc sử dụng trợ lý ảo Alexa trên loa Echo để tìm kiếm các quán café gần đó và chuyển thông tin dẫn đường đó đến cho Alexa trong ô tô.
Theo bà Johnson, trợ lý ảo Cortana của Microsoft cũng có các khả năng tương tự khi đề xuất các điểm dừng dựa trên yêu cầu của người dùng, lịch làm việc hay thói quen trong quá khứ.
Trong khi liên minh Renault – Nissan là khách hàng đầu tiên cho nền tảng mới của Microsoft, công ty phần mềm này cũng có những nhà sản xuất ô tô khác đang thử hoặc ký hợp đồng sử dụng phần mềm của họ. BMW dự định đưa Cortana lên một số ô tô, Toyota đang sử dụng dịch vụ đám mây Azure cho các ô tô kết nối của họ, và đầu tuần này, Volvo cũng cho biết họ sẽ đưa tính năng họp hội nghị của Skype lên một số model.
BMW cũng sẽ đưa ra các model khác được trang bị Alexa của Amazon, vốn rất phổ biến trong nhà. Ngoài ra, Alexa cũng sẽ sớm có mặt trên những chiếc xe Ford.
Theo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng