Thử nghiệm độc lạ: Cố ý cho rơi máy bay chở khách xuống đất để thử độ an toàn

    Anh Việt, Thể Thao Văn Hóa 

    Mặc dù thử nghiệm này đã diễn ra được hơn 1 thập kỷ, đây vẫn là vụ rơi máy bay có chủ ý duy nhất cho tới nay được thực hiện để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học

    Chiếc máy bay chở khách Boeing 727 với sức chứa 170 người đã bị cho rơi có chủ định ở sa mạc Mexico trong một thử nghiệm về an toàn hàng không vào năm 2022. Thử nghiệm này được lên ý tưởng dựa trên cảm hứng từ các phi vụ thử nghiệm va chạm ô tô (với hình nộm ngồi bên trong) đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ, giúp ô tô an toàn hơn.

    Boeing 727 được lựa chọn để thử nghiệm, do sở hữu thiết kế buồng lái và thân máy bay tương tự như Boeing 737 - mẫu máy bay phổ biến bậc nhất của ngành hàng không thế giới. Bản thân Boeing 727 mang lại một lợi thế khác: Cột cầu thang nằm bên dưới phía sau thân máy bay, cho phép phi hành đoàn có thể nhảy dù ra ngoài.

    Được biết, vụ rơi máy bay có chủ ý này được thực hiện bởi một đoàn làm phim tài liệu, gồm các nhân sự từ kênh Discovery Channel, Channel 4 và đài ProSieben ở Đức. Được đăng ký với định danh là XB-MNP, chiếc máy bay Boeing 727vào thời điểm thực hiện thử nghiệm thuộc sở hữu của Discovery Channel, khi kênh khoa học này bỏ ra khoảng 400 nghìn USD để mua. Trước đó, nó thuộc sở hữu của Hãng hàng không Alaska và nhiều hãng hàng không khác trong hơn 35 năm phục vụ, kể từ khi cất cánh lần đầu vào năm 1977.

    Thử nghiệm độc lạ: Cố ý cho rơi máy bay chở khách xuống đất để thử độ an toàn - Ảnh 1.

    Boeing 727 được lựa chọn để thử nghiệm do sở hữu thiết kế buồng lái và thân máy bay tương tự như Boeing 737 và có thang thoát hiểm để phi công nhảy dù. Ảnh: Wikipedia

    Theo SimpleFlying.com, đoàn làm phim tài liệu ban đầu muốn thực hiện thí nghiệm này ở Mỹ nhưng bị từ chối cấp giấy phép do những rủi ro liên quan. Thử nghiệm được tiến hành vào năm 2012, trong bối cảnh công nghệ điều khiển máy bay từ xa vẫn tương đối mới mẻ vào thời điểm đó. Đây là nguyên nhân vì sao chính phủ Mỹ từ chối cấp phép do lo ngại các rủi ro khó lường sẽ xảy ra trong quá trình thử nghiệm.

    Việc Mỹ từ chối đã tạo cơ hội cho quốc gia láng giềng Mexico trở thành một phần của thí nghiệm lịch sử, vốn cho phép các nhà khoa học nghiên cứu khả năng chịu va chạm của khung và cabin máy bay, cũng như tác động của vụ va chạm máy bay đối với cơ thể con người. Các nhà chức trách Mexico đã phê duyệt kế hoạch này sau khi yêu cầu các phi công phải lái máy bay trong phần lớn thời gian thử nghiệm khi nó bay qua các khu vực đông dân cư.

    Phi công nhảy dù ra khỏi máy bay thử nghiệm

    Vào sáng ngày 27 tháng 4 năm 2012, thử nghiệm bắt đầu gần thành phố Mexicali ở Mexico. Chiếc Boeing 727 đã cất cánh với phi hành đoàn gồm hai phi công và một kỹ sư, 3 huấn luyện viên nhảy dù. Bên trong khoang máy bay chứa đầy thiết bị khoa học, 15 hình nộm thử nghiệm va chạm và vô số camera để ghi lại toàn bộ sự kiện.

    Các phi công đã lái máy bay về phía phần không có người ở của Sa mạc Sonoran ở Baja California. Máy bay đạt tốc độ khoảng 296 km/h, ở độ cao 1828,8m.

    Sau khi bay được 96km, phi hành đoàn lần lượt nhảy dù ra khỏi máy bay. Cơ phó đầu tiên và kỹ sư lần lượt nhảy dù ra ngoài với các huấn luyện viên nhảy dù. Sau 20 dặm nữa, Đại úy Jim Bob Slocum - cơ trưởng của chuyến bay, điều khiển máy bay rẽ phải chậm rãi về phía bắc. Slocum và một huấn luyện viên nhảy dù khác rời buồng lái cách nơi xảy ra vụ va chạm 12km, ở độ cao 1219m - 3 phút trước khi máy bay lao xuống mặt đất.

    Thử nghiệm độc lạ: Cố ý cho rơi máy bay chở khách xuống đất để thử độ an toàn - Ảnh 2.

    Phi công nhảy dù ra khỏi máy bay thông qua cột cầu thang nằm phía sau bên dưới thân máy bay. Ảnh: Internet

    Trong khi đó, Chip Shanle - cựu chiến binh hải quân và phi công American Airlines điều khiển từ xa chiếc Boeing 727 khi đang ngồi trên một chiếc máy bay cỡ nhổ đuổi theo ngay sau. Shanle lần lượt tắt động cơ ở bên thân  và động cơ đuôi máy bay ở chế độ không hoạt động, để máy bay tự động lượn xuống sàn sa mạc bằng cánh của nó.

    Cuối cùng, chiếc Boeing 727 đã đâm xuống đất với tốc độ 140 dặm (225 km) một giờ, tức gần với tốc độ hạ cánh thông thường. Tuy nhiên, tốc độ hạ độ cao của máy bay lại nhanh hơn nhiều so với tốc độ hạ độ cao thông thường của một máy bay dân dụng.

    Trong video quay lại vụ tai nạn, chiếc máy bay không phát nổ ngay cả khi nó bị vỡ thành nhiều mảnh khi va chạm. Khi tiếp đất, chiếc máy bay bị vỡ làm đôi và tiếp tục trượt dài trên mặt sa mạc, tạo ra đám bụi khổng lồ.

    Hành khách ngồi phía trước máy bay có nguy cơ tử vong cao hơn

    Dữ liệu từ cuộc thử nghiệm được thu được từ camera và thiết bị trên máy bay cho thấy các kết quả khá thú vị.

    Theo đó, camera bên trong máy bay đã ghi lại cảnh tượng hỗn loạn khi hành lý xách tay bật ra khỏi khoang chứa và va vào hành khách. Hệ thống chiếu sáng và oxy của máy bay bị sập phía trên ghế về phía trước máy bay.

    Đáng chú ý, hành khách ở phía trước máy bay và phi công có nguy cơ tử vong cao nhất trong thử nghiệm này. Các chuyên gia dự đoán 78% số hành khách trên máy bay sẽ sống sót nếu chiếc máy bay lao phần mũi xuống trước nhưng tất cả hành khách trên khoang hạng nhất sẽ không thể qua khỏi bởi vì phần thân trước máy bay bị cắt nát. Nhưng với hành khách ngồi ở phía sau máy bay, rủi ro bắt đầu giảm.

    Nghiên cứu cho thấy những hành khách ngồi ở gần cánh máy bay sẽ bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, trong khi những hành khách ngồi ở gần đuôi có thể thoát khỏi va chạm mà ít bị thương.

    Thử nghiệm độc lạ: Cố ý cho rơi máy bay chở khách xuống đất để thử độ an toàn - Ảnh 3.

    Phần còn lại của chiếc Boeing 727 trên sa mạc không người ở tại Mexico. Ảnh: Discovery Channel.

    Thử nghiệm cũng tìm thấy bằng chứng bổ sung cho hiệu quả của tư thế gập người sát đầu gối trong một tình huống như vậy. Những hình nộm được đặt ở tư thế này sẽ tốt hơn so với những người ngồi ở tư thế thẳng, vốn phải đối mặt với chấn thương đầu và tủy sống. Tuy nhiên, tư thế trên cũng gia tăng thêm áp lực lên chân, dẫn đến khả năng gãy xương cao hơn.

    Mặc dù thử nghiệm này đã diễn ra được hơn 1 thập kỷ, đây vẫn là vụ rơi máy bay có chủ ý duy nhất cho tới nay được thực hiện để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Được biết, đoàn làm phim tài liệu đã dành ra bốn năm lập kế hoạch, huy động tới 300 người để thực hiện.

    Đây không phải là lần đầu tiên một chiếc máy bay bị rơi có chủ ý vì mục đích nghiên cứu. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1984, NASA và Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã cho một chiếc Boeing 720 rơi tại Căn cứ Không quân Edwards ở California để thử nghiệm một chất phụ gia nhiên liệu được thiết kế để dập tắt đám cháy sau một vụ tai nạn.

    Các nhà sản xuất thường kiểm tra các bộ phận của máy bay hơn là cho rơi toàn bộ máy bay do chi phí liên quan cũng như những rủi ro và khả năng không thể đoán trước. Trong trường hợp phi vụ thử nghiệm năm 1984, cánh trái chiếc máy bay Boeing 720 bất ngờ chạm đất khi đang trượt, biến nó thành một quả cầu lửa.

    Xem video: Thử nghiệm thả rơi có chủ ý máy bay Boeing 727

    Thử nghiệm thả rơi Boeing 727 để thử độ an toàn

    Tham khảo USA Today, InterestingEngineering

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày