Sau quá trình thử nghiệm triển khai 4G ở Việt Nam, cả 3 nhà mạng lớn ở Việt Nam là VNPT, Viettel, MobiFone đều cho rằng giá cước 4G sẽ không khác 3G.
Tại Hội thảo Quốc tế 4G LTE do Tập đoàn IDG và Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức ngày 18/8 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết, năm 2016 là thời điểm chín muồi để Việt Nam triển khai 4G.
Theo Thứ trưởng Tâm, quá trình thử nghiệm dịch vụ 4G của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam là VNPT, Viettel, MobiFone đã có những bước thành công nhất định. Bên cạnh đó, việc phổ cập của băng tần đã hỗ trợ nhiều thiết bị đầu cuối thử nghiệm thuận lợi.
Hiện cả 3 đang trong quá trình đánh giá kết quả thử nghiệm và hoàn tất thủ tục xin cấp phép chính thức triển khai thương mại hệ thống thông tin di động 4G trên băng tần 1800 MHz.
Cũng theo ông Tâm, giá cước 4G của các nhà mạng đưa ra dự kiến không khác so với 3G. Điều này sẽ giúp thúc đẩy người dùng tiếp cận dịch vụ mới này.
Cũng cho rằng 2016 là thời điểm chín muồi để đưa 4G vào thị trường, ông Trần Tuấn Anh (Cục Viễn thông) cho hay, hiện Việt Nam có 136 triệu thuê bao di động, trong đó có 37 triệu thuê bao 3G. Trong khi đó, nhu cầu về tốc độ internet di động của người dùng ngày càng lớn. Vì thế, việc đầu tư 4G ngoài việc đáp ứng nhu cầu băng rộng của xã hội thì phải đầu tư hiệu quả và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Là đơn vị tư vấn cho Chính phủa các nước về quy hoạch băng tần, ông Mantosh Malhotra, Giám đốc Qualcomm Đông Nam Á cũng cho rằng, Việt Nam không hề "quá chậm trễ" nếu triển khai 4G vào năm 2016.
Theo ông Mantosh Malhotra, Việt Nam triển khai 4G chậm hơn so với một số nước quanh khu vực cũng có thể là một lợi thế của người đến sau, khi hệ sinh thái đã sẵn sàng hơn và Việt Nam rất có thể là nước số một trong việc đi tắt đón đầu. Bên cạnh đó, chưa kể một số quốc gia, khu vực đã triển khai dịch vụ này trước Việt Nam nhưng mức độ phủ sóng chưa cao.
Ông Han Zhi Ming – Trưởng Đại diện Văn phòng ZTE cho rằng, thời điểm này phù hợp với điều kiện thị trường để triển khai 4G. Bởi hiện số người sử dụng mạng 2G tại khu vực nông thôn chiếm 60%, 3G hơn 30%. Nhưng tại các thành phố ại ngược lại: 2G chỉ 20-30%.
Ngoài ra, thời điểm triển khai 4G cũng cần nhắc tới tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh bởi họ sẽ quyết định sử dụng các nền tảng mới. Hiện Việt Nam có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động thông minh tăng 20-35% - đạt tốc độ tăng trưởng nhanh so với thế giới. Và đây là tiền đề để phát triển 4G trong thời gian tới.
Chia sẻ về giá cước mạng, đại diện ZTE cho rằng, Việt Nam là một trong những nước có giá cước tương đối rẻ, rẻ hơn so với một số nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, việc triển khai 4G cũng cần xem lại giá dịch vụ 3G để cân nhắc lượng người tham gia hơn. Nếu giải quyết được vấn đề này, các DN có cơ hội khuyến khích người sử dụng công nghệ này nhiều hơn nữa.
"Chúng ta dễ dàng nhận thấy, nếu doanh thu từ dịch vụ viễn thông giảm thì nguồn thu từ dịch vụ sẽ gia tăng. Do đó, để bù đắp sự sụt giảm, các nhà cung cấp dịch vụ cần phải sử dụng thiết bị thông minh để ứng dụng hoàn hảo những công nghệ mới, qua đó, giải quyết được bài toán về giá thành", ông Han Zhi Ming cho hay.
Theo CafeBiz/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng