Thung lũng Silicon giải cứu startup sau vụ sụp đổ của SVB, "cha đẻ" ChatGPT rút khoảng 1 triệu USD cho vay không cần cam kết
Theo Business Insider, Sam Altman, "cha đẻ" của ChatGPT đã rút tiền để giúp các công ty trả lương cho nhân viên mà không đưa ra bất kỳ điều kiện ràng buộc nào. Sam chỉ yêu cầu trả lại tiền sau khi mọi thứ ổn thoả.
- Đằng sau mỗi câu trả lời của ChatGPT - cần hàng chục nghìn GPU Nvidia A100 để huấn luyện, hàng trăm nghìn GPU khác để vận hành
- Mang SUV điện của Tesla ra đua với 2 siêu xe của Ferrari và Lamborghini - Chân dung kẻ chiến thắng đầy bất ngờ
- Trên tay card đồ họa MSI RTX 4080 SUPRIM X: Vừa mạnh, vừa đẹp, vừa mát nhưng cũng vừa đắt, vừa to, vừa ngốn điện
- Có thứ gì ẩn sau những cánh cửa an toàn nhất thế giới?
Theo Reuters, các CEO công ty công nghệ, các nhà đầu tư mạo hiểm và những người sáng lập startup công nghệ đang tham gia vào cuộc giải cứu giúp các công ty khác sống sót sau sự sụp đổ của SVB.
Reuters nhận định, đây là vụ sụp đổ lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Sự thất bại của SVB đã khiến thị trường toàn cầu chao đảo, các giám đốc công nghệ ở thung lũng Silicon lo lắng về cách xoay sở tiền để trả lương cho nhân viên.
Trong số các nhân vật ra tay giải cứu các công ty phải kể đến “cha đẻ” của ChatGPT Sam Altman. CEO OpenAI đã dùng tiền túi của mình để hỗ trợ cho một số giám đốc doanh nghiệp.
Doktor Gurson, CEO của Rad AI, một trong những người nhận tiền của Sam chia sẻ với Reuters :“Tôi không còn lựa chọn nào khác nên đã gửi email cho anh ấy. Trong vòng một hoặc hai giờ, Sam đã trả lời lại”.
Theo nguồn tin, Sam đã rút ra số tiền đủ để CEO của Rad AI trả lương cho nhân viên mà không đưa ra bất kỳ điều kiện ràng buộc nào. Sam chỉ yêu cầu trả lại tiền sau khi mọi thứ đã ổn thoả.
Mặc dù, Sam Altman không xác nhận số tiền đã trao cho Rad AI hay bất kỳ công ty khởi nghiệp nào khác, nhưng Gurson đoán vị CEO này đã trao ít nhất 1 triệu USD cho công ty khởi nghiệp và những người khác.
"Cha đẻ" ChatGPT cho biết anh không coi những khoản chi của mình là rủi ro. "Trong thời gian tới, mọi người đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản thực sự mà không phải do lỗi của họ. Và nhân viên cần được trả lương," Sam nói.
Trả lời Reuters, Sam Altman nói: "Tôi nhớ những nhà đầu tư đã giúp đỡ tôi khi tôi điều hành một công ty khởi nghiệp và tôi thực sự cần điều đó, và tôi luôn cố gắng đền đáp."
Business Insider cho biết, anh trai của Sam Altman, Jack Altman đã chia sẻ trên Twitter vào ngày 11/3 về hành động của Sam.
Nội dung Twitter như sau: "Sam gửi tiền cho các công ty khởi nghiệp bị mắc kẹt về tài chính mà không kèm theo một yêu cầu nào về giấy tờ, chỉ nói rằng 'hãy gửi lại cho tôi bất cứ thứ gì bạn có thể, bất cứ khi nào bạn có thể'. Đó là một điều đáng trân trọng".
Bên cạnh Sam, cũng có rất nhiều người khác đang hỗ trợ giải cứu các công ty công nghệ.
Ông Henrique Dubugras, CO-CEO của startup trong lĩnh vực Fintech - Brex, cũng đã dành cả cuối tuần để làm việc qua điện thoại sau khi công ty của ông công bố hạn mức tín dụng khẩn cấp vào hôm 10/6 để giúp các công ty khởi nghiệp vượt qua kỳ phát lương tiếp theo của họ.
Tính đến tối hôm 11/3, ông cho biết Brex đã nhận được 1,5 tỷ USD tiền gửi từ gần 1.000 công ty. Ngay cả những công ty khởi nghiệp nhỏ cũng đang hành động để giúp đỡ những người khác.
Đến cuối ngày 11/3, hơn 3.500 CEO và người sáng lập đại diện cho khoảng 220.000 nhân viên đã ký vào một bản kiến nghị do Y Combinator khởi xướng kêu gọi trực tiếp Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ và những người khác hỗ trợ người gửi tiền.
Các nhà đầu tư mạo hiểm đã khuyên các công ty khởi nghiệp tiếp tục tìm kiếm các giải pháp thay thế để đạt được thanh khoản ngắn hạn.
Nguồn: Reuters, Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng