VTV.vn - Nguyên nhân là vì giáo viên phát hiện hiệu quả học tập của học sinh bị ảnh hưởng. Các con số thống kê của chính phủ cũng cho thấy, tỷ lệ biết chữ ở nước này giảm nhẹ.
- Sự trỗi dậy ấn tượng của loạt thương hiệu vang bóng một thời từ mì Hảo Hảo, sữa Vinamilk đến giày Thượng Đình, Biti's...
- iPhone 15 xách tay... ế hàng vì giá cao
- Người dân Dubai chờ mua iPhone 15, hàng trăm người xô đẩy và chen lấn tạo nên cảnh tượng kinh hoàng
- Sản xuất 1 triệu xe điện trong 200 ngày, Tesla khẳng định vị thế dẫn đầu trước các hãng xe Trung Quốc
Đầu năm học ở Thụy Điển, các trường tiểu học dành nhiều thời gian cho việc luyện viết và đọc. Những hình ảnh học sinh tập viết bằng bút và vở tưởng như không có gì lạ, nhưng ở Thụy Điển đây là chuyện mới. Bởi từ năm 2017 đến nay, Thụy Điển áp dụng chiến lược nhấn mạnh việc sử dụng máy tính và máy tính bảng trong lớp học. Cho tới năm nay, chương trình học vẫn nhắc đến việc sử dụng công nghệ nhưng không hề nhắc gì đến sách giáo khoa giấy. Giờ thì cả học sinh nhỏ tuổi cũng bắt đầu tin rằng viết tay là quan trọng.
Henrik Trolle Adams - Học sinh lớp 3, TP Stockholm, Thụy Điển nói: "Viết trên máy tính không viết được như này đâu. Chữ bị xấu đi đấy".
Cô Catarina Branelius - Giáo viên lớp 3, Trường Djurgardsskolan, Thụy Điển chia sẻ: "Tôi không cho dùng máy tính bảng để viết. Tôi nghĩ học sinh dưới 10 tuổi không nên dùng máy tính bảng để viết, vì cần thời gian để phát triển việc luyện viết bằng tay nhiều hơn. Tôi cho rằng việc kết nối giữa não và tay khi học sinh viết bằng tay là tốt hơn, thậm chí còn tốt cho cả việc học đọc nữa".
Tháng ba năm nay, Bộ trưởng Bộ Nhà trường của Thụy Điển bày tỏ lo ngại về tình trạng giảm sút kỹ năng đọc - hiểu của học sinh. Nguyên nhân có thể là do đại dịch COVID-19, song việc sử dụng máy tính cũng góp phần dẫn tới tình trạng này.
Chính phủ Thụy Điển sau đó đã công bố khoản đầu tư 60 triệu euro (tức hơn 1.500 tỷ VNĐ) để mua sách cho các trường trong năm nay và 40 triệu euro cho mỗi năm trong hai năm tới.
Việc sử dụng công nghệ trong trường học cũng đang bị nghi ngờ về tính hiệu quả trên thế giới. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) mùa hè năm nay cũng ra báo cáo cảnh báo về việc sử dụng tràn lan công nghệ trong giáo dục.
Bà Caroline Köling - Hiệu trưởng Trường Djurgardsskolan, Thụy Điển cho rằng: "Không nên thử nghiệm ở trường học với các em học sinh. Chúng ta không thể bỏ những phương pháp giáo dục mà chúng ta biết là hiệu quả để áp dụng phương thức mà chúng ta không biết kết quả sẽ thế nào".
Bà Köling và đội ngũ giáo viên của trường đã tự xây dựng một chương trình học, ưu tiên không chỉ việc học mà cả những trải nghiệm mà ở nhà có thể học sinh không có được do tình trạng sử dụng máy tính bảng và chơi trò chơi điện tử tràn lan.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng