Trong giai đoạn 2007 – 2015, tiền mặt lưu thông đã giảm gần 15%. Giữa năm 2010 và 2015, số lượng thanh toán tiền mặt tại các cửa hàng giảm gần một nửa, từ 39% xuống còn 20%.
Cùng thời điểm đó, thanh toán điện tử đã tăng nhanh chóng. 95% người Thụy Điển sở hữu một thể ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, và thanh toán bằng thẻ trung bình 290 lần/năm vào năm 2015. Con số này cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của EU, 104 lần thanh toán bằng thẻ/năm.
Lý do đằng sau sự thay đổi này là gì?
Có một số lý do khiến Thụy Điển trên đường trở thành một xã hội không sử dụng tiền mặt.
Là nơi ra đời của Skype và Spotify, Thụy Điển được biết đến như một quốc công nghệ cao và sáng tạo, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi người Thụy Điển đón nhận phương thức thanh toán số. Phần lớn người dân quốc gia này có điện thoại thông minh, máy tính bảng và sẵn sàng sử dụng chúng để thực hiện các giao dịch tài chính.
Ngoài ra, theo ngân hàng quốc gia Thụy Điển, Riksbank, tiền mặt đắt đỏ đối với các ngân hàng, nên các tổ chức tài chính này cũng mong muốn khách hàng chuyển từ tiền mặt sang các phương thức thanh toán điện tử. Thụy Điển có ít các ngân hàng lớn hơn, nên việc hợp tác về thanh toán tương đối đơn giản.
Xã hội Thụy Điển cũng được đặc trưng bởi mức độ tin tưởng cao vào dịch vụ thanh toán của các nhà cung cấp, khiến cho người dân sẵn lòng đón nhận công nghệ hơn.
Thanh toán điện tử đang bùng nổ
Làn sóng thương mại điện tử trong những năm gần đây cùng với sự xuất hiện của các thẻ thông minh không tiếp xúc và các ứng dụng thanh toán đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng trả tiền nhanh chóng, chỉ đơn giản bằng cách cho điện thoại thông minh qua một chiếc máy quét.
Trên toàn thế giới, các giao dịch phi tiền mặt đã đạt 433,1 tỷ lượt vào năm 2015, mức tăng trưởng là 11,2%. Theo Báo cáo thanh toán của thế giới được thực hiện bởi Capgemini và BNP Paribas, Mỹ đang dẫn đầu, theo sau là khu vực sử dụng đồng Euro và Trung Quốc.
Các chuyên gia tư vấn tại McKinsey dự đoán doanh thu từ thanh toán toàn cầu sẽ tăng từ 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2014 lên 2,2 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Singapore, Hà Lan và Pháp cùng với Thụy Điển là các quốc gia phụ thuộc ít nhất vào tiền mặt trên thế giới.
Tiền mặt vẫn đang thống trị ở những nơi nào?
Tuy nhiên, tiền mặt vẫn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Châu Phi, Nam Mỹ và khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn phụ thuộc nhiều vào tiền mặt. Các khu vực nghèo hơn phải đối mặt với tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng để thực hiện các giao dịch phi tiền mặt như không có truy cập Internet hoặc tốc độ truy cập mạng chậm. Ở một số khu vực, nhiều người vẫn làm việc bên ngoài nền kinh tế chính thức, nơi tiền giấy vẫn thống trị.
Tuy tiền mặt đang trên đường biến mất khỏi Thụy Điển, nhưng Riksbank cho rằng “một xã hội hoàn toàn không sử dụng tiền mặt vẫn còn là một chặng đường dài”.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng