Con người có sự phán đoán, trí óc và tình cảm mà máy móc không có.
Phần mềm phiên bản hiện tại có thể chọn nhanh một khuôn mặt trong đám đông từ ảnh hay video, xác định hình dạng miệng, sống mũi, khoảng cách giữa hai mắt của nghi phạm. Sau đó, thông tin sinh trắc học được chuyển đổi thành dạng số để dễ phân loại tìm kiếm.
Iris - công nghệ nhận dạng sinh trắc học, đang trong quá trình thử nghiệm tại văn phòng cảnh sát trưởng quận Arapahoe, tiểu bang Colorado.
Sau vụ đánh bom dã man tại cuộc chạy thi Marathon ở thành phố Boston (Mỹ) hôm thứ Hai 15-4 vừa qua, vẫn còn chưa rõ ràng về việc đoạn băng thu được từ camera giám sát khu vực xảy ra vụ việc đã hỗ trợ được ở mức nào cho cuộc điều tra và truy bắt kẻ bị tình nghi của các quan chức. Các cơ quan chức năng đã xác định, nghi phạm là Dzhokhar và Tamerlan Tsarnaev, hai anh em trong một gia đình đã nhập cư từ đất nước Chechnya. Ngoài nguồn nhân lực được tung ra (9.000 nhân viên, chó nghiệp vụ, xe cộ, trực thăng và các máy dò hồng ngoại) có khả năng lực lượng điều tra viên đã sử dụng một số hình thức của phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Dù công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng trong tương lai nó được kỳ vọng rất lớn bởi tính hiệu quả khi tham gia vào việc thực thi pháp luật.
Cục điều tra liên bang Mỹ FBI hôm 18/4 công bố những bức ảnh và video của hai nghi phạm Tamerland và Dzhokhar Tsanaev liên quan đến vụ tấn công
Bennett – cây viết của Bloomberg Businessweek tại New York, cho biết cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang triển khai hệ thống thông tin sinh trắc học trị giá tỷ đô la. Đây là dự án với rất nhiều tham vọng, sẽ bao gồm các công nghệ quét mống mắt, nhận dạng giọng nói, và phần mềm nhận dạng khuôn mặt, được hợp tác bởi những thương hiệu như Lockheed Martin (LMT), IBM (IBM), Accenture (can), BAE Systems ( BA/) và các tập đoàn khác. Cơ quan thực thi pháp luật đang tải lên những bức ảnh từ thẻ căn cước vào hệ thống cơ sở dữ liệu hình ảnh, sau đó có thể dùng hệ thống dữ liệu an ninh quốc gia này để tìm kiếm và so sánh với với các hình ảnh thu được từ hiện trường vụ án, nhờ đó ngay lập tức kiểm soát được khu vực đường Boylston (thành phố Boston). Chương trình sẽ có 12 triệu hình ảnh có thể tìm được.
Phần mềm phiên bản hiện tại có thể chọn nhanh một khuôn mặt trong đám đông từ ảnh hay video, xác định hình dạng miệng, sống mũi, khoảng cách giữa hai mắt của nghi phạm. Sau đó, thông tin sinh trắc học được chuyển đổi thành dạng số để dễ phân loại tìm kiếm. Website của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) mô tả kỹ thuật này của FBI: Từ đoạn băng ghi hình của camera tại hiện trường, phần mềm nhận dạng sẽ quét ảnh để đối chiếu với dữ liệu về khuôn mặt các công dân trong vùng (đã được lưu trữ từ trước trong hệ thống hồ sơ điện tử) từ đó dò ra khuôn mặt hợp với nghi phạm nhất.
Hai anh em Tamerlan Tsarnaev và Dzhokhar Tsarnaev.
Chương trình nhận dạng thế hệ tiếp theo (NGI) sẽ chưa hoàn thiện cho đến năm 2014 dù những hình ảnh của nó được sử dụng từ hệ thống thẻ căn cước đã có sẵn. Phần mềm có khả năng “suy nghĩ” trong phiên bản mạnh hơn này, sẽ vượt xa tính năng tìm kiếm hình ảnh Facebook (FB), có thể được sử dụng để nhận diện hai tấm ảnh bất kỳ. Nhưng những người dân Mỹ ủng hộ quyền tự do thì lo lắng rằng, nó có thể được sử dụng để theo dõi tất cả mọi người trên đường phố, cho dù họ có bị nghi ngờ vi phạm pháp luật hay không.
Cơ quan nghiên cứu các dự án Phát triển quốc phòng của Lầu Năm Góc (Darpa) và Sở cảnh sát New York (NYPD) thì có sự đồng thuận trong mối quan tâm nhiều hơn đến công nghệ kỳ diệu, bao gồm tính năng phân tích dáng đi của mọi người để phát hiện ra họ có đang mang theo người một quả bom hay không. Bộ phận lập trình viên đang phát triển các kỹ thuật có thể phân tích những hình ảnh khác nhau của một người xuất hiện trong các đoạn camera khác nhau, hoặc phát hiện những hành vi khác thường so với những tình huống đã được thiết lập mặc định nào đó (ví dụ, bỏ lại một chiếc túi tại nơi công cộng).
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt hiện nay vẫn có hạn chế của nó, như FBI phát biểu trong một bài báo đăng trên trang web của Tổ chức giới hạn điện tử (Electronic Frontier Foundation), một nhóm cơ quan giám sát bảo mật kỹ thuật số: "Khả năng nhận diện khuôn mặt của hệ thống này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hình ảnh ghi được". Do đó, quá trình xử lý những hình ảnh giám sát không rõ nét như những tấm ảnh từ đường Boylston có thể là đặc biệt khó khăn.
Việc điều tra đạt kết quả nhanh chóng, được đánh giá có thể phần lớn là nhờ vào tài năng và kinh nghiệm của các điều tra viên với con mắt tinh tường: qua dấu vết là một trong những kẻ tình nghi đã thả một chiếc túi tại khu vực đã chịu thảm họa của một trong hai vụ đánh bom trong các cảnh quay của camera giám sát, sau đó được xác định phù hợp với khuôn mặt của một hình ảnh thu được từ các camera an ninh 7-Eleven ở Cambridge, trong một vụ cướp tối hôm 18-4 do Dzhokhar Tsarnaev thực hiện. Vụ cướp, và trận đấu, trong sự hoang dã và điên cuồng, những tiếng nổ rúng động và cuộc săn đuổi kẻ ác tiếp tục trong ngày hôm nay.
Dưới đây là những bức ảnh của 2 nghi phạm đăng trên trang web chính thức của FBI
Khả năng phán đoán được khuôn mặt, trong những tình huống khác, là một đặc ân mà chỉ có bộ não của loài người mới có được, ngay cả khi một số chi tiết bị che khuất hoặc bị bóp méo. Các hệ thống thiết bị, những phần mềm với các thuật toán tốt nhất vẫn chưa làm chủ được điều này. Khả năng ngay lập tức nhận ra khuôn mặt của một người quen, sau tất cả chuyện này, là một phần trong (và tạo nên) tất cả những gì làm cho chúng ta sống như này trong xã hội loài người. Như rất nhiều ý kiến đã nhận định, không thể phủ nhận rằng, cuộc tấn công Boston vừa qua quá đỗi kinh hoàng và dã man. Hai nghi phạm được cho là, vì không thể hòa nhập với cuộc sống tại Mỹ, đã làm điều họ không được phép, có tính chất giống như nhiều vụ khủng bố cực đoan khác, cướp đi sinh mạng của 3 người, gây nguy hiểm tính mạng cho hơn 160 con người khác, và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng tỷ người trên hành tinh này. Nhưng là con người, với sự đồng cảm và cảm thông nhiều khi tới mức phi thường, đây có thể là một cơ hội hiếm cho sự nhân từ và lòng khoan dung.
Tham khảo Business Week
THÔNG TIN TỔNG HỢP LIÊN QUAN:
1. Thời học sinh sinh viên:
- Nghi phạm Tamerlan Tzanaev, 26 tuổi, nặng gần 90 kg, từng gặt hái thành công khi chiến thắng ở giải đấu Găng đấm vàng hạng nặng của nước Mỹ. Rất có tài, mục tiêu tiếp theo của Tamerlan là vào đội Olympic Mỹ.
Nghi phạm Dzhokar, là em trai Tamerlan Tzanaev, 19 tuổi, tốt nghiệp Trường Cambridge Rindge & Latin vào năm 2011. Cậu thanh niên trẻ từng được thành phố trao học bổng 2.500 USD. Dzhokar cũng là một đô vật còn từng có lần được vinh danh là vận động viên sinh viên của tháng và thi đấu cấp quốc gia. Trước lúc bị bắt, Dzhokhar đang theo học tại đại học Massachusetts.
- Điều tra cho thấy Tamerlan trong những năm gần đây bắt đầu trở thành một tín đồ Hồi giáo. Tamerlan đã bình luận và tung video để bày tỏ quan điểm về tình trạng tại Chechnya từ nhiều năm qua.
- Người chú ruột của anh em Tzarnaev cho rằng hành động đánh bom của hai anh em Tzarnaev xuất phát từ cảm giác là kẻ thua cuộc, không hòa nhập được với cuộc sống.
- Một người bạn học giấu tên của Dzhokhar cho biết cô đã gặp và nói chuyện với nghi phạm này hai ngày sau vụ đánh bom, tại một buổi tiệc ở ký túc xá Trường đại học Massachusetts. Cô khẳng định trông Dzhokhar “rất bình tĩnh” và bình thường như mọi ngày.
- Bỏ qua 'Giấc mơ Mỹ' để trở thành nghi phạm khủng bố. Hai thanh niên gốc Chechnya đáng lẽ đạt được ước mơ của mọi người nhập cư, thoát khỏi một nơi bị chiến tranh tàn phá và có cuộc sống yên bình ở Mỹ, nếu không thực hiện vụ đánh bom kép.
2. Tội ác kinh hoàng:
Boston Marathon là cuộc thi chạy lâu đời nhất của thời hiện đại. Nó được tổ chức thường niên vào ngày thứ Hai thứ ba của tháng 4 (Patriot's Day) để kỷ niệm ngày mở đầu Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Cuộc thi năm nay diễn ra vào ngày 15/4 có sự tham dự của 27.000 người.
Một nạn nhân bị thương sau vụ nổ đầu tiên ở Boston
3 người đã thiệt mạng và 180 người bị thương khi 2 quả bom bất ngờ phát nổ gần vạch đích của cuộc thi marathon của cuộc thi này. Nhiều thiết bị nổ từng được cảnh sát Boston tìm thấy rải rác ở các nơi sau vụ đánh bom cuộc chạy thi. Trong số ba người thiệt mạng có một bé trai mới chỉ 8 tuổi, tử vong dưới áp lực của quả bom.
AP hôm 21.4 đưa tin cho hay nhà chức trách đã tiến hành khảo sát hiện trường vụ đấu súng giữa anh em nhà Tsarnaev với cảnh sát vào tối 19.4 và phát hiện nhiều quả bom tự chế cùng hơn 250 băng đạn. Cảnh sát Boston cho biết anh em nhà Tsarnaev có lẽ sẽ dùng số vũ khí này để tiến hành nhiều vụ tấn công nữa.
Tuy nhiên, Dzhokhar và Tamerlan Tsarnaev không thể thực hiện âm mưu tiếp theo sau khi Tamerlan bị cảnh sát bắn chết vào ngày 18/4 và Dzhokhar bị bắt sống một ngày sau đó tại ngoại ô thành phố Boston.
3. Sự trừng phạt:
Dzhokhar Tsarnaev được cấp cứu sau cuộc đấu súng
- Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, đã bị cảnh sát bắn chết trong cuộc đọ súng.
- Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, đang nằm điều trị trong bệnh viện.
- Vài tiếng đồng hồ trước khi Tsarnaev bị bắt, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham (bang Nam Carolina) đã viết trên Twitter rằng nghi phạm phải bị giam giữ theo chế độ quân sự.
- Thị trưởng Boston cũng kêu gọi Văn phòng công tố Mỹ nên “trừng phạt nặng” nghi phạm còn sống sót.
- Dzhokhar Tsarnaev có thể phải đối mặt với những cáo buộc ở cấp bang và liên bang. Nếu ở cấp liên bang, Dzhokhar Tsarnaev có thể phải lĩnh án tử hình.
4. Cuộc truy bắt:
Edward Devau kể, hai anh em nghi phạm đã giết chết một cảnh sát viên tại Viện Công nghệ Massachusetts khi ông này đang ngồi trên xe, mà không rõ vì động cơ gì. Sau đó chúng cướp một chiếc SUV Mercerdes và châm ngòi cuộc đuổi bắt.
Bốn cảnh sát viên đuổi theo anh em Tsarnaev, và được sự hỗ trợ của hai cảnh sát viên không thường trực khác. Cuộc đấu súng diễn ra trên đường phố. "Chúng tôi ước tính có khoảng 200 viên đạn được bắn ra trong vòng 5 đến 10 phút", Devau nói. Anh em Tsarnaev còn quăng bom tự chế theo kiểu nồi áp suất, giống thứ đã dùng để gây nổ trong cuộc đua marathon hôm 15/4.
Cảnh sát trưởng Watertown, nơi 2 nghi phạm bị bắt giữ, xác nhận 2 nghi phạm đi trên 2 chiếc Mercedes riêng biệt đã đụng độ cảnh sát trên đường phố ở Watertown, vùng ngoại ô Boston. Chúng quyết liệt chống trả và Dzhokhar đã lái xe cán chết chính anh trai khi cố tìm cách thoát thân.
Dzhokhar tiếp tục lái xe chạy trốn giữa những làn đạn. Sau khi qua hai hoặc ba con phố, y bỏ xe và chạy trốn trong bóng tối. Khi đó, cảnh sát mất dấu vết của Dzhokhar. Lực lượng an ninh Boston mở cuộc truy lùng khổng lồ, huy động 9.000 nhân viên, chó nghiệp vụ, xe cộ, trực thăng và các máy dò hồng ngoại. Dân cư thị trấn Wartertown và những nơi khác được lệnh bất xuất bất nhập. Cho đến 7h tối ngày 19/4, Dzhokhar bị phát hiện đang ẩn náu trong một con thuyền ở phía sau nhà của một người dân thị trấn.
“Người hùng” giúp cảnh sát xác định nghi phạm đánh bom Boston
David Henneberry, người Watertown, Massachusett, đã được tôn vinh là người hùng sau khi đã báo động với cảnh sát khi phát hiện một người gã đàn ông mình mẩy đẫm máu đang nằm trong chiếc thuyền ở sân sau nhà ông. Rồi Henneberry phát hiện một người đàn ông nằm cuộn tròn. Ông không hét lên, mà lặng lẽ thực hiện đúng những gì lực lượng an ninh đã hướng dẫn người dân Mỹ kể từ sau vụ khủng bố. Ông rời khỏi chiếc thuyền thật nhanh và bấm số 911. Lập tức lực lượng cảnh sát được trang bị súng ống đầy đủ đã xuất hiện tại nhà của ông.
Ảnh robot tiến tới lại thuyền để xé tấm bạt phủ
Cảnh sát bang Massachusetts đã công bố đoạn video quay bằng máy quay tầm nhiệt cho thấy cảnh sát dùng robot và lựu đạn gây lóa mắt để khống chế Dzhokhar Tsarnaev. Robot xé tấm bạt phủ thuyền, để lộ ra chỗ Tsarnaev ẩn náu.
Mỹ bắt thêm 3 người liên quan đến vụ đánh bom Boston. Ngay trước khi nghi phạm đánh bom Boston Dzhokhar Tsarnaev bị bắt vào tối 19.4 (giờ địa phương), giới chức Mỹ đã bắt 3 người khác liên quan đến vụ điều tra, gồm 2 phụ nữ và 1 đàn ông. đều có vẻ ở độ tuổi học đại học. 3 người bị bắt sau khi FBI tiến hành lục soát một căn hộ ở tòa nhà. Những người hàng xóm cho biết, bạn gái của Dzhokhar có thể sống ở trong căn hộ. Một vài người đã thấy nghi phạm này ở khu vực sau vụ đánh bom. FBI cho biết, họ đều bị thẩm vấn và được thả ra sau đó.
5. Một tài khoản Twitter giả mạo Dzhokhar Tsarnaev:
Trên Twitter, có người từng giả mạo Dzhokhar Tsarnaev để bàn luận về cá độ bóng đá ở giải Ngoại hạng Anh.
Ảnh chụp màn hình trang Twitter giả mạo Dzhokhar Dzhokhar Tsarnaev
Tài khoản Twitter có tên Dzhokhar A.Tsarnaev, cho thấy hắn mời gọi mọi người cùng đặt cược vào việc Theo Walcott sẽ ghi bàn vào lưới Reading với tỷ lệ 7 ăn 4 trong trận đấu diễn ra ngày 17/12 (Walcott sau đó đã ghi bàn trong trận này). Dường như đây là một fan của 2 câu lạc bộ Liverpool và Arsenal tại giải Ngoại hạng Anh. Tuy nhiên, tài khoản này sau đó đã bị xác định là “giả mạo”. Nghi phạm vừa bị bắt Dzhokhar Tsarnaev chỉ có duy nhất một tài khoản Twitter ở địa chỉ Jahar@t_sar.
6. FBI bị chỉ trích:
Rất nhiều câu hỏi đặt ra về việc phải chăng FBI đã bỏ sót quá nhiều cảnh báo về nghi phạm. NBC Newsđưa tin, Tamerlan Tsarnaev từng 6 lần tới thăm một chiến binh Hồi giáo tại một nhà thờ ở nước cộng hòa Dagestan thuộc Nga. Theo lời cảnh sát địa phương, hồ sơ của Tamerlan được chuyển cho FBI cùng với yêu cầu thẩm vấn thêm. Tuy nhiên, thời điểm đó FBI không hề hồi đáp.
Một số nghị sĩ quốc hội đã lên tiếng phê phán cơ quan này liên tục "mắc sơ suất" trong vụ việc.
Nghị sĩ Cộng hòa, Peter King, chủ tịch Tiểu ban Chống khủng bố và Tình báo của Hạ viện, lại trực tiếp chỉ trích FBI vì thất bại trong việc theo dõi các đe dọa khủng bố. "Đây ít nhất là vụ thứ 5 mà tôi e rằng FBI đã thất bại trong việc ngăn chặn tội phạm". Ông nhắc đến những vụ việc trước đó gồm Anwar al-Awlaki, kẻ âm mưu tấn công khủng bố, thành viên al-Qaeda và Nidal Malik Hasan, kẻ gây ra vụ cháy ở Fort Hood, Texas, năm 2009, làm 13 người chết. "Đây là sự việc mới nhất trong số những sự việc tương tự khi FBI được cung cấp thông tin về một đối tượng khủng bố khả nghi nhưng họ không chú ý đến và họ không hành động, khiến những kẻ tội phạm tiến tới và gây tội ác", thượng nghị sĩ King nói.
7. Một số quốc gia và nhà lãnh đạo:
- Sau vụ đánh bom, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt thỏa thuận tăng cường hợp tác để chống khủng bố toàn cầu.
- Triều Tiên lên tiếng phủ nhận cáo buộc của một trang web cánh hữu Mỹ rằng nước này có thể đứng sau vụ đánh bom Boston hôm 15/4 vừa qua, và cho biết bài báo là “tuyên truyền sai lệch”.
“Khi Triều Tiên cảm thấy cần thiết phải tấn công Mỹ, Triều Tiên sẽ không dùng đến hành động khủng bố giấu mặt hèn hạ như thế”, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết.Hôm thứ Tư 17/4, trang WorldNetDaily (WND), một trang web gây nhiều tranh cãi của Mỹ đăng tải bình luận cho rằng Triều Tiên có thể “nhúng tay” vào vụ tấn công. Trong bài xã luận đăng ngày 20/4, KCNA chỉ trích cáo buộc của WND là “tuyên truyền sai trái, không đáng phải trả lời”.
- Tổng thống Mỹ Barack Obama:
Tổng thống Obama đã hối thúc các cơ quan chức năng của Mỹ đẩy nhanh quá trình điều tra nhằm làm rõ vụ đánh bom Boston chỉ là hành động đơn phương của anh em Tzarnaev hay đứng đằng sau chúng là tổ chức khủng bố nào. Có nhiều câu hỏi vẫn còn để ngỏ.
Những ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu được phát đi từ Nhà Trắng:
“Chúng tôi vẫn chưa biết ai đã làm chuyện này hoặc vì sao. Và dư luận không nên vội vã kết luận trước khi chúng ta chưa có đủ các thông tin thực tế. Nhưng đừng hiểu lầm, chúng tôi sẽ đi tới đích của chuyện này. Và chúng tôi sẽ tìm ra kẻ nào làm chuyện này. Chúng tôi sẽ tìm ra vì sao chúng làm thế. Bất kỳ ai có trách nhiệm và bất kỳ nhóm nào phải chịu trách nhiệm, sẽ thấy được sức nặng của công lý ... Chúng tôi hiện vẫn đang ở giai đoạn điều tra trong thời điểm này. Nhưng tôi muốn nhắc lại rằng chúng ta sẽ tìm ra những kẻ làm chuyện này và khiến chúng phải chịu trách nhiệm”.
- Theo báoTelegraph, Thủ tướng Canada Stephen Harper khẳng định ngày 15-4 “là một ngày buồn vì một sự kiện thể thao lớn như giải marathon Boston đã bị bạo lực vô nghĩa vấy bẩn. Chúng tôi cầu nguyện cho các nạn nhân”
- Thủ tướng Úc Julia Gillard: “Chúng tôi xin chia buồn với gia đình các nạn nhân đã thiệt mạng và bị thương. Úc lên án cuộc tấn công tàn bạo và vô nghĩa”. An toàn của các công dân úc tại Boston là “mối quan tâm hàng đầu” của chính phủ Úc mặc dù hiện chưa có báo cáo về việc người Úc bị thương vong sau vụ nổ ở Boston, Thủ tướng Úc Julia Gillard khẳng định.
- Trên trang mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Anh David Cameron gửi tin nhắn: “Cảnh tượng ở Boston thật khủng khiếp và gây sốc. Tôi chia sẻ với tất cả các nạn nhân”. Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết ông lấy làm giận dữ khi nghe tin vụ đánh bom ở Boston.
- Cựu tổng thống Mexico Felipe Calderon, người có mặt ở Boston để theo dõi cuộc đua marathon: “Không thể không nhớ việc những chiếc máy bay bị bọn khủng bố cướp và đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở New York trong vụ 11-9 đã xuất phát từ Boston”
- Ngày 15/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói:
“Việt Nam lên án mọi hành động bạo lực nhằm vào người dân vô tội. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến người dân Mỹ và gia đình các nạn nhân và tin rằng những kẻ gây ra tội ác sẽ sớm bị trừng trị thích đáng.”
- Phát biểu trong một buổi lễ tại trụ sở LHQ ở New York tưởng niệm cuộc diệt chủng Rwanda ngày 15-4, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon lên án vụ đánh bom tại Boston là sự "bạo lực vô nghĩa”.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon
“Tất cả các chi tiết kinh khủng diễn ra tại một sự kiện nổi tiếng với việc kết nối mọi người đến với nhau từ khắp nơi trên thế giới trong một tinh thần thể thao và hòa hợp". Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình nạn nhân và mong muốn những người bị thương hồi phục nhanh chóng. "Bây giờ tôi chỉ muốn nói rằng tâm trí tôi đang nghĩ đến tất cả mọi người ở Boston".
Thế Việt (Tổng hợp từ Thanh niên, Zing, Lao động, Tiền phong, VTC, VietNamPlus, Pháp luật TP, Báo Đất Việt)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng