Tìm hiểu về công nghệ giám sát công trình xây dựng trái phép bằng cách sử dụng UAV tại Đà Nẵng
Mới đây, TP Đà Nẵng công bố sẽ mua 2 chiếc máy bay không người lái (UAV) của Nga để phục vụ cho mục đích quản lý đô thị, kiểm soát nhà cửa xây dựng trái phép. Vậy mẫu UAV mà Đà Nẵng sẽ sử dụng là gì, hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Trong khi chính quyền, các nhà quy hoạch đang đau đầu tìm lời giải cho bài toán quản lý đô thị thì mới đây, TP Đà Nẵng công bố sẽ mua 2 chiếc máy bay không người lái (UAV) của Nga nhằm mục đích kiểm soát nhà ở, công trình xây dựng trái phép.
Nhiều người nhầm lẫn từ “máy bay” trong UAV theo nghĩa phương tiện hiện đại quy mô, như chiến đấu cơ dùng trong quân sự; nhưng thực chất đây là một thiết bị bay điều khiển từ xa có gắn camera. Công nghệ này còn khá mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên nó đã được áp dụng lâu nay tại một số nước tiên tiến, trong đó phải kể đến cái tên nổi bật là Nga, Mỹ.
Hình dáng của UAV thì đa dạng, nhưng nhìn chung có 2 loại: Loại giống máy bay mô hình ...
... Loại thì giống drone.
Về hình dáng, máy bay không người lái (UAV – Umanned Aerial Vehicle) dùng trong đô thị rất đa dạng nhưng nhìn chung đều có thiết kế nhỏ, có loại có thiết kế giống drone, có loại giống máy bay mô hình. Điểm chung là đều được gắn một camera để ghi nhận hình ảnh và chuyển về thiết bị xử lý dữ liệu.
Ngay tại Việt Nam, Viettel cũng đã chế tạo ra chiếc UAV trinh sát VT-Patrol do tập đoàn này thiết kế dựa trên một mẫu UAV của Nga. Tuy nhiên đến nay nó chỉ được dùng trong mục đích quân sự chứ không được thương mại hóa.
Mẫu trinh sát VT-Patrol của Viettel.
Còn tại Đà Nẵng, theo thông tin từ Sở Thông tin & truyền thông hé lộ cho chúng tôi, mẫu UAV mà chính quyền thành phố này dự định sẽ đặt mua là do GenScan sản xuất – tập đoàn chuyên phát triển giải pháp xử lý hình ảnh trên không có trụ sở tại St. Petersburg, Nga. Tập đoàn này cũng phát triển ra Agisoft Photoscan và GIS Sputnik chuyên dùng để quét hình ảnh trên cao và dựng lại bằng mô hình 3D, thu thập dữ liệu, tọa độ cụ thể.
Hầu hết các UAV do Geoscan sản xuất đều sử dụng cảm biến của Sony, có thể bay do trạm kiểm soát dưới mặt đất điều khiển hoặc được lập trình sẵn (do phần mềm đi kèm trên máy tính điều khiển). So với máy bay có người lái (MA), UAV có tính cơ động hơn do kích thước nhỏ; có thể cất cánh bất cứ lúc nào; tiếp cận được nhiều địa hình hiểm trở như rừng sâu nước thẳm – điều mà MA khó có thể làm được, đặc biệt là không cần đường băng để cất cánh.
Một UAV dùng trong quản lý đô thị hay quân sự được cấu tạo gồm 5 phần chính: Pin sạc Lithium-Polymer; Mạch tích hợp SoC; Anten; Camera và Cụm cảm biến (va chạm, con quay hồi chuyển, la bàn, GPS, hiệu suất, ...). Vì được thiết kế hoạt động trên mọi địa hình nên tính năng chống sốc, chống nước được tích hợp là điều đương nhiên.
Thời lượng bay cho một lần sạc trên lý thuyết là khoảng 3 tiếng tương đương với 100 km đường chim bay, phạm vi 16 km2. Đây là con số khá cao đối với các loại UAV vừa bay, vừa ghi hình và vừa phải truyền thông tin về mặt đất như thế này. Tất nhiên, do được trang bị nhiều công nghệ như thế nên cái giá của nó không hề rẻ, dao động từ 45 000 – 50 000 USD/chiếc (khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/chiếc), và đối tượng sử dụng thường không phải là cá nhân mà thường là các tổ chức phi chính phủ, thành phố.
Để hiểu rõ hơn về công nghệ còn khá mới mẻ này, mời độc giả xem video sau đây:
Công nghệ sử dụng UAV quản lý nhà, khoáng sản khai thác trái phép: Nhanh chóng, chính xác
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng