Có thể, trong tương lai không xa, con người sẽ tạo ra 1 phương pháp nhắn tin mới, hiệu quả hơn, bảo mật hơn SMS, tuy nhiên, ít nhất điều đó sẽ không thể xảy ra trong năm 2015.
Đối với những ai chưa nắm rõ, SMS với tên gọi đầy đủ là Short Message Service (tạm dịch là dịch vụ tin nhắn) là một giao thức cơ bản phục vụ việc truyền và nhận những mẩu văn bản ngắn thông qua mạng di động. Trong đó, tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi vào năm 1992, và cho tới năm 2010, SMS trở thành dịch vụ dữ liệu phổ biến nhất thời đó, chiếm khoảng 80% lưu lượng dữ liệu trên di động.
Tuy nhiên, với những năm sau đó, smartphone đã nhanh chóng phát triển và dần thay thế những chiếc điện thoại cơ bản hầu như chỉ có tính năng nghe và gọi. Đặc biệt, sự nở rộ của smartphone cũng thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các phương thức giao tiếp mới giữa người và người như email và dịch vụ tin nhắn OTT.
Thế nhưng, mặc cho sự lớn mạnh cũng những hình thức liên lạc mới, SMS vẫn đang giữ một vai trò quang trọng, và nói đúng hơn là vị thế độc tôn trong làng di động thế giới. Tại sao vậy?
SMS vẫn hiệu quả
Trong khi những chiếc smartphone hoặc tablet luôn cần kết nối Internet, phụ thuộc chủ yếu vào Wifi và sóng 3G, 4G thì SMS lại tỏ ra "bất tử" bởi nơi đâu có sóng di động, nơi đó có SMS. Điều này chứng tỏ, độ phủ sóng của tin nhắn SMS là rất lớn.
Ngoài ra, mức độ hiệu quả mà SMS đem lại là không hề nhỏ. Theo báo cáo mới đây, 90% các tin nhắn SMS đều cập bến điện thoại không quá 1 phút. So về tốc độ, có thể SMS chưa chắc nhanh hơn những dịch vụ OTT khi có mạng Internet, nhưng so về độ trễ, có lẽ SMS lại tỏ ra ổn định hơn hẳn.
SMS chỉ thực sự "vô phương cứu chữa" nếu bạn tắt máy hoặc tắt sóng di động. Còn 3G ư, "cá mập cắn cáp" thì nhắn tin OTT lâu hết xẩy. Và dù ở điều kiện bình thường, nhắn tin cùng lúc, bạn sẽ thấy tin nhắn SMS còn đến trước tin nhắn OTT. Hãy thử để kiểm chứng!
SMS dành cho toàn dân
Nói vậy để thấy, bất kì chiếc điện thoại này dù thông minh hay cơ bản cũng cho phép chúng ta dễ dàng liên lạc với nhau qua tin nhắn SMS. Nói cách khác, tin nhắn SMS không đòi hỏi chúng ta kết nối Internet hay đơn giản là một thiết bị cao cấp với phần cứng "khủng".
Thông thường, những ứng dụng OTT phổ biến như WhatsApp, Facebook Messenger, Viber hay Zalo sẽ yêu cầu chúng ta phải đăng kí và tải về ứng dụng. Nếu bạn chẳng thích sự rườm rà, thủ tục từng bước hoặc tải về những dữ liệu không mong muốn, chắc hẳn SMS sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, SMS cũng dễ dàng thực hiện trên các hệ điều hành mà ít người sử dụng như Firefox OS, Windows, Blackberry, còn như OTT, đôi khi những ứng dụng này còn chẳng thể hỗ trợ tốt cho những nền tảng đó.
Tại sao lại phải qua quá nhiều bước trung gian?
Về cơ bản, chúng ta có thể tạm xếp SMS vào giao thức truyền thông P2P (từ người sang người), với điều kiện tiên quyết đó là chỉ cần 2 thuê bao đều kết nối mạng di động thì hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau.
Tuy nhiên, SMS cũng có thể coi là giao tiếp A2P (từ ứng dụng sang người) cho phép các ứng dụng, hệ thống tự động gửi tin nhắn tới người dùng phổ thông. Một vài hình thức phổ biến của A2P có thể kể tới như xác nhận thanh toán, nhắc nhở cuộc hẹn, cập nhật tài khoản ngân hàng, bán vé di động, cập nhật chuyến bay...
Đáng tiếc là mô hình giao tiếp A2P truyền thống lại bị đánh giá là "ôm đồm" qua quá nhiều bước trung gian chuyển tiếp không cần thiết. Để gửi đi một tin nhắn A2P truyền thống, chúng ta cần phải thông qua các nhà tiếp thị, các đại lý, ngân hàng SMS, các cổng dịch vụ, mà chưa kể tới việc phải đạt được quyền truy cập vào các kho SMS của các nhà mạng khác nhau.
Thế nhưng, tin vui là trong những năm gần đây, công nghệ điện toán đám mây đã nhanh chóng được áp dụng cũng như tích hợp vào giao thức A2P thông thường. Giờ đây, các tin nhắn dịch vụ kiểu A2P có thể dễ dàng gửi tới đích, đạt được tốc độ nhanh hơn cũng như đảm bảo độ tin cậy cao cho dịch vụ. Do đó, có thể nói, nỗi lo trung gian đã hoàn toàn biến mất!
Xác thực hay bảo mật vẫn cần tới SMS
Với sự phát triển của smartphone, tablet hay các thiết bị cầm tay thông minh thế hệ mới, việc truyền gửi các dữ liệu di động thông qua mạng Internet đã phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tính xác thực cũng như độ bảo mật của "những cuộc trao đổi" này lại chẳng có ai dám đảm bảo.
Ngay lúc này, SMS xuất hiện như một "vị chúa cứu rỗi" cho những nghi ngại trên. SMS được sử dụng như lớp bảo mật và xác thực "thứ 2" bởi ai cũng đều sở hữu ít nhất 1 chiếc điện thoại, trong khi đó, việc gửi đi những dãy số xác thực hoặc các mã OTP qua SMS lại hết sức dễ dàng.
Ngoài ra, chi phí cho mỗi tin nhắn SMS là rất thấp, đồng thời, cơ sở hạ tầng cho việc gửi đi các tin nhắn SMS cũng sẵn có, có thể sử dụng ngay và không phải đầu tư nhiều. Minh chứng là hàng loạt các mạng xã hội hay các ứng dụng trực tuyến như Google, Apple, Facebook, Twitter, Dropbox, PayPal hay LinkedIn đều cung cấp phương pháp xác thực qua SMS.
Tất nhiên, người dùng có thể nghĩ rằng, vào năm 2015, SMS đã lạc hậu hoặc thậm chí là đáng phải "khai tử", nhưng thực tế, SMS lại đang đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Có thể, trong tương lai không xa, con người sẽ tạo ra 1 phương pháp nhắn tin mới, hiệu quả hơn, bảo mật hơn SMS, tuy nhiên, ít nhất điều đó sẽ không thể xảy ra trong năm 2015.
>> Làm thế nào để nhận và gửi tin nhắn SMS từ iPhone trên máy Mac?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng