Tin vừa mừng vừa lo: Trái Đất sẽ nguội đi một chút sau đợt nóng kỷ lục vừa qua

    Dink,  

    Nhưng nhiều nhà khoa học lo ngại, đó lại là một việc không tốt với khí hậu Trái Đất.

    Các nhà khoa học vừa có một phát biểu vào thứ Tư vừa rồi, rằng Trái Đất có thể sẽ nguội hơn đôi chút vào năm 2017, sau khi chịu cái nóng kỉ lục của năm nay và đánh bại mọi cố gắng xử lý vấn đề biến đổi khí hậu của các quốc gia.

    Tháng Bảy vừa rồi là tháng nóng nhất trong lịch sử con người, tính từ thế kỉ 19 tới giờ. Nhiệt độ kinh người ấy gây ra bởi khí nhà kính và hiện tượng El Nino đã làm toàn bộ Thái Bình Dương ấm lên. Trong tuần này, NASA vừa cống bố rằng họ 99% chắc chắn rằng 2016 sẽ là năm ấm nóng nhất trong lịch sử, hơn cả kỉ lục của 2014 và 2015.

    Nhưng ta có một tin mừng là các tác động của El Nino, hiện tượng thời tiết làm ấm vùng biển Đông Thái Bình Dương và có thể làm ảnh hưởng tới thời tiết toàn cầu, đang mờ nhạt dần.

    Năm tới, thời tiết có thể sẽ mát mẻ hơn năm 2016 nhiều”, theo lời Phil Jones thuộc Đơn vị Nghiên cứu Khí hậu tại Đại học Quốc gia Anh. Nhưng ông bổ sung, rằng vẫn chưa thấy dấu hiệu xuất hiện của La Nina, hiện tượng đối lập với El Nino và có thể làm mát Trái Đất.

    Năm 1998 đã tồn tại một hiện tượng El Nino mạnh tới mức nó khiến cho nhiệt độ Trái Đất năm ấy đạt mức kỉ lục và mãi cho tới tận năm 2005, kỉ lục ấy mới bị xô đổ, Trong khoảng thời gian gián đoạn giữa hai “kỉ lục” ấy, người ta đã nghi ngờ những nghiên cứu chỉ ra rằng Trái Đất đang nóng lên, khí hậu đang thay đổi và nguyên nhân là do chính con người.

     Bão năm 2016 gây ra bởi hiện tượng thời tiết El Nino.

    Bão năm 2016 gây ra bởi hiện tượng thời tiết El Nino.

    Nếu như năm 2017 đỡ nóng hơn năm nay, thể nào cũng có những nghi ngờ dấy lên xung quanh những thông tin về việc khí hậu toàn cầu thay đổi hay về hiện tượng nóng lên toàn cầu”, Jean-Noel Thepaut, trưởng Ban Theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus tại Anh nhận định.

    Về lâu dài, Trái Đất vẫn dần nóng lên nhưng vì sự đa dạng của thời tiết tự nhiên, tất nhiên là sẽ có những khoảng lên và những khoảng xuống”, ông Thepaut bổ sung.

    Khoảng nguội sau năm 1998 có vẻ đã “đóng góp” công sức trong việc giảm thiểu sự quan tâm của cộng đồng cũng như chính phủ các nước về việc thay đổi khí hậu, những dữ kiện khoa học chứng tỏ rằng chính những sự thờ ơ này đã khiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác xảy ra: các đợt sóng nhiệt, lũ lụt, nước biển dâng …

     Đập chứa nước khô cạn vì hạn hán, ảnh được chụp tại Tây Melbourne, Úc vào hồi tháng Một năm nay.

    Đập chứa nước khô cạn vì hạn hán, ảnh được chụp tại Tây Melbourne, Úc vào hồi tháng Một năm nay.

    “Trong thời gian này, cộng đồng khoa học cần cẩn thận với một thứ đó chính là ‘khoảng nghỉ’ của Trái Đất”, Glen Peters tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu và Năng lượng Quốc tế tại Oslo nhận định.

    Tháng Mười Hai vừa rồi, trong hội nghị tại Paris, chính phủ các nước đã đồng ý với kế hoạch giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặt ra mục tiêu chỉ tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C, nhiệt độ tăng lý tưởng cho Trái đất sẽ là 1,5 độ C.

    Cuối tuần này, các nhà khoa học tại Geneva sẽ gặp mặt và đưa ra một bản dự thảo về mục tiêu “1,5 độ C” đã được đưa ra trong hội nghị tại Paris vừa rồi.

    Tham khảo Reuters

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày