Anh rút khỏi cuộc chiến, Pháp vẫn là đồng minh với Mỹ, trong khi Nga và Trung Quốc ủng hộ Syria.
Sau khi cuộc chiến tại Syria trở nên căng thẳng, mỗi quốc gia đều có quan điểm và động thái khác nhau. Trong đó, Mỹ và đồng minh vẫn đang xem xét các hành động quân sự trừng phạt Syria . Trước tình hình cuộc chiến sắp nổ ra, các nước láng giềng của Syria chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng. Nga và Trung Quốc lại có nhiều hành động ủng hộ Syria , khiến tình hình ngày càng trở nên phức tạp.
Các nước bên ngoài khu vực
Mỹ
Sau báo cáo về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của Syria , Mỹ tỏ ra khá tức giận và kiên quyết sử dụng những biện pháp cứng rắn. Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry cho biết việc sử dụng vũ khí hóa học của Chính phủ Syria là không thể phủ nhận và vi phạm đạo đức.
Washington mới đây đã củng cố thêm sự hiện diện của Hải quân Mỹ tại phía Đông Địa Trung Hải, khiến cho nhiều suy đoán một cuộc tấn công sắp diễn ra. Các nhà phân tích quân sự tin rằng, Mỹ sẽ sử dụng tên lửa hành trình được phóng từ các tàu chiến của mình và nhằm vào các mục tiêu căn cứ quân sự của Syria .
Vương quốc Anh
Kiến nghị Chính phủ về việc hỗ trợ các hành động quân sự ở Syria đã bị từ chối bởi các nghị sĩ trong Quốc hội, buộc Vương quốc Anh bao gồm cả Anh , Scotland , Bắc Ireland và xứ Wales phải đứng ngoài cuộc chiến và không được phép có bất kỳ sự can thiệp nào.
Đây được xem là một đòn đau giáng vào Chính phủ của Thủ tướng David Cameron. Ngoại trưởng William Hague cũng cho biết “Chúng tôi không thể cho phép các hành động sử dụng vũ khí hóa học trong thế kỷ 21 mà không bị trừng phạt”.
Pháp
Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết Pháp sẵn sáng can thiệp quân sự, bất chấp việc Vương quốc Anh sẽ đứng ngoài cuộc chiến. Pháp cũng là quốc gia phương Tây đầu tiên công nhận liên minh đối lập với Chính phủ Syria . Trong tháng vừa qua, Pháp cũng vận động thành công để dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của EU, nhằm cung cấp thêm vũ khí cho lực lượng nổi dậy tại Syria.
Nga
Nga là một trong những quốc gia quan trọng nhất ủng hộ cho chính phủ của ông Assad và cũng nhấn mạnh sự cần thiết cho một giải pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Nga cũng chỉ trích những hành động quân sự của phương Tây nhằm vào Syria , cho rằng những hành động bên ngoài Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho các nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi.
Trung Quốc
Trung Quốc ủng hộ Nga trong việc phủ quyết các nghị quyết quan trọng trong việc trừng phạt Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cơ quan thống tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã cho biết “Các nước phương Tây đã kết luận khá vội vàng về việc tấn công bằng vũ khí hóa học của Syria , trước khi các thanh sát viên của LHQ hoàn thành cuộc điều tra”.
Đức
Berlin cho biết sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động quân sự nào. Ngoại trưởng Guido Westerwelle phát biểu trên một tờ báo Đức “Chúng tôi sẽ đứng ngoài cuộc chiến, quyết định đã được đưa ra chứ không phải đang được xem xét nữa”.
Trước đây, Đức đã từng nói việc sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Bashar al-Assad sẽ phải chịu trừng phạt, nhưng cho đến nay Đức vẫn chưa có hành động nào cho thấy sẽ thực hiện sự trừng phạt đó.
Thổ Nhĩ Kỳ
Các nước láng giềng với Syria
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất Tổng thống Syria , ông Bashar al-Assad kể từ khi bắt đầu cuộc nổi dậy. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã sẵn sàng để tham gia vào liên minh quốc tế chống lại Chính phủ Syria, ngay cả khi không có thỏa thuận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Israel
Mặc dù ban đầu tránh tham gia vào cuộc xung đột, nhưng sau đó Israel đã tiến hành 3 cuộc tấn công vào các mục tiêu của Chính phủ Syria , ngăn chặn những cuộc vận chuyển vũ khí đến lực lược dân quân Hecbola tại Liban (một lực lượng liên minh của Chính phủ Syria ). Mới đây, các quan chức Israel đã lên án việc sử dụng vũ khí hóa học của Syria và ám chỉ sẽ hỗ trợ các hành động quân sự trừng phạt.
Liban
Ngoại trưởng Adnan Mansour cho biết Chính phủ Liban không ủng hộ cuộc chiến tranh trừng phạt Syria , ông cho rằng hành động này không nhằm phục vụ mục đích hòa bình và ổn định trong khu vực. Hai vụ đánh bom giết chết gần 60 người trong tháng tám có liên quan đến cuộc xung đột tại Syria . Lực lượng Hecbola cũng công khai đứng về phía Chính phủ Syria trong cuộc chiến. Bên cạnh đó Liban cũng cho phép số lượng lớn người dân Syria tị nạn.
Giooc-da-ni
Bộ trưởng Thông tin Mohammad Momani cho biết Giooc-da-no sẽ không được sử dụng như bàn đạp cho bất kỳ hành động quân sự nào đối với Syria . Ông cũng cho biết “Cộng đồng quốc tế nên tăng cường nỗ lực để tìm ra giải pháp chính trị, lực lượng vũ trang của Giooc-da-no có khả năng bảo vệ đất nước và không cần sự can thiệp bên ngoài”.
Iran
Iran là một trong những nước ủng hộ Syria kể từ trước cuộc xung đột hiện nay. Thậm chí nước này còn cảnh báo các quan chức LHQ khi đến thăm Tehran về một hậu quả nghiêm trọng nếu có bất kỳ hành động quân sự nào.
Ai Cập
Trong tháng sáu, Tổng thống Mohammed Morsi cắt đứt liên hệ với Syria và kêu gọi thiết lập vùng cấm bay. Tuy nhiên sau khi ông Morsi bị cách chức, chính quyền mới tỏ ra thận trọng hơn và kêu gọi các biện pháp chính trị.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng