Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X

    H.A,  

    Moto X tự hào là chiếc điện thoại được sản xuất tại Mỹ.

    Moto X được coi là sản phẩm đánh dấu sự trở lại của Motorola đồng thời tự hào là mẫu smartphone được thiết kế và sản xuất từ đầu đến cuối tại Mỹ. Đây là sản phẩm nhận được rất nhiều kỳ vọng của người dùng bởi Moto X cũng được xem là “con chung” đầu tiên giữa Motorola và Google sau khi gã khổng lồ tìm kiếm mua lại Motorola với giá 12 tỷ USD.

    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ

    Ngày nay, đa phần các sản phẩm công nghệ di động như smartphone hay tablet đều được sản xuất/lắp ráp tại những thị trường có giá nhân công rẻ như Trung Quốc, Việt Nam hay Brazin. Việc Motorola quyết định đưa toàn bộ quy trình lắp ráp chế tạo Moto X về Mỹ được coi là một hành động quảng bá nhằm nâng cao vị thế sản phẩm cho Moto X. Để thực hiện điều này, Motorola đã hợp tác với Flextronics, phục hồi lại một nhà máy ở Texas vốn được sử dụng trước đây bởi Nokia. Chỉ trong vòng 6 tháng, nhà máy đã được nâng cấp và cập nhật mới hoàn toàn các dây chuyền sản xuất của Motorola trong đó bao gồm cả việc thuê 2.500 công nhân vận hành trực tiếp.

    Hiện tại, sản lượng trung bình của nhà máy sản xuất Moto X tại Texas là 100.000 thiết bị mỗi tuần, tuy nhiên Motorola cho biết hãng hoàn toàn có thể tăng sản lượng lên hàng chục triệu máy tùy theo nhu cầu thị trường. Với tổng diện tích nhà máy lên đến hơn 42 nghìn mét vuông, có lẽ không quá khó để Motorola có thể biến điều này thành sự thực.

    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, giám đốc điều hành Dennis Woodside của Motorola cho biết việc đặt nhà máy sản xuất tại Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng cho chương trình tùy biến thiết kế của Moto X mà chúng ta biết đến với tên gọi MotoMaker. Bên cạnh đó, nó cũng cho phép các kỹ sư của Motorola có thể phản ứng, thực hiện các thay đổi tinh chỉnh về mặt kỹ thuật một cách nhanh chóng hơn là nếu nhà máy được đặt ở châu Á hay một khu vực nào đó ngoài nước Mỹ.

    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ

    CEO Dennis Woodside cũng chia sẻ: “Người tiêu dùng đang quan tâm nhiều hơn đến xuất xứ của các sản phẩm mà họ đang sử dụng, bên cạnh đó giá nhân công tại các quốc gia châu Á đang tăng lên, trong khi tại Mỹ nó vẫn duy trì ở mức ổn định. Chúng tôi sẽ có được những lợi thế khi đội ngũ thiết kế và nhà máy sản xuất luôn ở gần nhau. Tính ra dù chi phí đầu tư ban đầu lớn, nhưng lợi ích đem lại cũng không nhỏ và những chi phí này sẽ được giảm dần theo thời gian”.

    Đối với Motorola, khâu lắp ráp thiết bị cuối cùng tại nước Mỹ mới chỉ là mục đích khởi đầu. Bước tiếp theo, công ty hy vọng sẽ có thể tự chế tạo các thành phần linh kiện chính của Moto X như vỏ ngoài, viền bezel xung quanh màn hình và camera, thậm chí cả các nút bấm chỉnh âm lượng cùng phím nguồn ở chính trên nước Mỹ. Motorola cũng hy vọng các công ty khác trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng sẽ áp dụng cách làm như của mình. Ông Woodside lạc quan: "Nếu bạn nhìn vào ngành công nghiệp ô tô hoặc thiết bị gia dụng, sản xuất hầu như được thực hiện tại Mỹ, và có những lý do chính đáng để họ làm như vậy".

    Hiện nay, Motorola chưa đủ sức sản xuất tất cả linh kiện chính của Moto X tại Mỹ. Nhà máy Texas chỉ được sử dụng để lắp ráp thành phẩm, hầu hết các chi tiết của máy được chế tạo ở châu Á và 15 tiểu bang trên nước Mỹ sau đó vận chuyển về nhà máy ở Texas. Motorola cũng duy trì các nhà máy ở Trung Quốc , Brazil và Argentina . Woodside tuyên bố thêm rằng: “Sẽ mất một khoảng thời gian để chúng tôi chứng minh cho cả thế giới thấy rằng các sản phẩm của Motorola đang có sự đổi mới nhanh chóng và công ty áp dụng một chiến lược dài hạn". Dưới đây là những hình ảnh bao quát nhà máy sản xuất Moto X tại chính nước Mỹ.

    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Nhà máy mà Motorola sử dụng để lắp ráp Moto X thuộc sở hữu của Flextronics, nơi trước đây đã từng được Nokia sử dụng làm nhà máy.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Nhà máy có 2.500 nhân công vận hành với 14 dây chuyển sản xuất, lắp ráp khác nhau. Theo Flextronics, công suất thực tế của nhà máy là 100.000 thiết bị mỗi tuần.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Toàn cảnh dây chuyền lắp ráp các phần linh kiện bên trong và phía trước của thiết bị, Motorola gọi đó là ENDO. Quá trình lắp ráp bắt đầu từ bên phải và kết thúc tại các máy kiểm tra bên trái.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Với các phiên bản Moto X màu đen và trắng tiêu chuẩn, mỗi dây chuyền được dành riêng cho một nhà mạng cụ thể. Ở đây bạn có thể thấy dây chuyền này sản xuất các đơn đặt hàng của nhà mạng AT&T.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Mỗi công nhân có nhiệm vụ lắp ráp một chi tiết cụ thể trên thiết bị trước khi nó được chuyển qua cho người khác cùng dây chuyền.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Bản đồ các khu vực lắp ráp trong nhà máy.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Một vài linh kiện sẽ được đưa vào bên trong Moto X. Các linh kiện khác, chẳng hạn như bảng mạch PCB ở phía trên bên phải, được chuyển tới Mỹ từ các nhà máy ở châu Á khi đã được chế tạo hoàn chỉnh. Nhà máy Texas không thực hiện hàn bo mạch.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Các bo mạch chủ được sắp xếp cẩn thận trước khi lắp đặt vào khung máy.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Có rất nhiều khâu khác nhau trong một dây chuyền lắp ráp. Pin là thành phần cuối cùng được lắp vào thiết bị trước khi vỏ ngoài được ghép kín.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Một nửa trong số các dây chuyền của nhà máy được dành riêng cho việc lắp ráp các thiết bị theo yêu cầu, tùy chỉnh từ các đơn hàng qua MotoMaker.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Vai trò của các máy phối màu tự động này là tùy biến màu sắc vỏ của Moto X theo yêu cầu của khách hàng.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Các đèn bật màu xanh có nghĩa là máy đang hoạt động, hoặc công đoạn phối màu đã hoàn thành.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Các linh kiện nhỏ như viền camera và nút chỉnh âm lượng được phối màu trong các máy riêng.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Khi một thiết bị theo yêu cầu của khách hàng được lắp ráp xong, Motorola sẽ sử dụng các camera tiên tiến để xác định về mặt quang học xem màu sắc đã được phối đúng yêu cầu hay chưa.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Motorola cũng dùng máy phủ nano chống nước lên linh kiện Moto X trước khi chúng được đưa vào các dây chuyền lắp ráp.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Một công nhân đang kiểm tra chất lượng điện thoại khi đã được lắp ráp hoàn chỉnh.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Khay chứa những chiếc Moto X của nhà mạng AT&T.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Chương trình MotoMaker mang lại cho người dùng rất nhiều mẫu Moto X khác nhau. Trong đó có cả ốp lưng bằng gỗ, tuy nhiên hiện tại Motorola chưa chính thức bán ra loại máy sử dụng chất liệu này.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Công nhân cầm trên tay 2 mẫu Moto X theo yêu cầu khách hàng qua MotoMaker đã được lắp ráp hoàn chỉnh.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Giám đốc điều hành Motorola Dennis Woodside, Chủ tịch Google Eric Schmidt, Thống đốc bang Texas Rick Perry và Giám đốc điều hành Flextronics Mike McNamara nói chuyện trong buổi lễ khánh thành chính thức của nhà máy. Chính sách thuế dễ chịu tại Texas cũng là lý do giúp Motorola tự tin đặt này máy tại đây.
    Toàn cảnh “đại công trường” sản xuất Moto X tại Mỹ
    Hình ảnh nhà máy sản xuất Moto X với tổng diện tích hơn 42.000 m2. Trong khu vực này còn có một số nhà máy và kho hàng của các hãng khác như Amazon và Lockheed Martin.

    Tham khảo: Theverge.com.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày