Không những là một nơi dễ chịu để thụ án, hệ thống nhà tù cách tân này thực sự đã giúp các tù nhân lầm lỡ trờ về con đường ngay thẳng.
Năm 1956, trong bộ phim Ý kinh điển, La Banda degli Onesti (“Băng nhóm Trung thực”), nhóm 3 tội phạm đã nảy ra sáng kiến làm giàu bằng cách in tiền với chiếc máy Heidelberg Windmill 1953.
Ngày này, chiếc máy in này là báu vật của một nhà tù tại thị trấn Sant’Angeli dei Lombardi bé nhỏ với số dân chỉ 4000 người.
Chiếc máy in cổ Heidelberg
Được sử dụng với mục đích in các tài liệu của Bộ Quốc Phòng Ý, đây chỉ là một trong những hoạt động hàng ngày của các tù nhân tại đây. Những hoạt động khác có thể kể đến như trồng trọt, giặt giũ cũng được thực hiện một cách đều đặn và nhiệt tình. Các tù nhân cũng được nhận mức lương cao đến 2/3 so với người dân bình thường bao gồm toàn bộ các lợi ích khác kèm theo.
Nhà tù này là một hình mẫu trong các tổ chức giam cầm tội phạm ở Ý khi chỉ chứa một lượng cư dân vừa phải và không có sự đối xử bất công. Tuân thủ theo điều luật ban hành năm 1975, nhà tù này là môt trong ít trại giam thỏa mãn điều kiện ăn ở của các phạm nhân trong bối cảnh hiện nay của Ý với 4000 tù nhân không có phòng giam và gần 10.000 tù nhân sống trong điều kiện diện tích dưới 4 mét vuông.
Phòng máy "xịn" phục vụ cho việc học tập cho cư dân nhà tù.
Theo công chức cao cấp Alessandro D’Aloiso tại nhà tù: “Đây là phương pháp tiếp cận điều hành có tầm nhìn xa trông rộng và thực sự hiệu quả”, anh rất tự hào khi nhà tù đã chính thức được công nhận là đơn vị hành chính chuẩn mực của đất nước vào năm 2011. Nhà tù không những hạn chế được thời gian bỏ phí của tù nhân mà còn giúp nhà nước tiết kiệm được tiền bỏ ra cho các chương trình cải tạo và quản lý. Bất cứ lợi nhuận nào đến từ các hoạt động làm ăn trong tù đều được đầu tư vào các buổi ngoại khóa cho hoặc cung cấp thức ăn cho gia đình các tù nhân khó khăn hơn.
“Mức độ văn hóa của một xã hội có thể được đánh giá bằng sự văn minh mà các xã hội ấy thể hiện trong các nhà tù của mình”, Enrico Farina, người đứng đầu chương trình giáo dục trong nhà tù dẫn lời triết gia và nhà văn Fyodor Dostoevsky nổi tiếng. Và đối với những phạm nhân may mắn được nhận vào nhà tù thị trấn Sant’Angelo, xã hội nước Ý chắc hẳn có nền văn hóa đáng được tôn thờ.
Tôn giáo của các tội phạm được tôn trọng hết mức với các nghi lễ rửa tội đầy đủ.
Trại giam chứa tổng cộng 207 người và theo báo cáo ngày 31 tháng 3 năm 2016, số phạm nhân ở đây lên đến 152 tù nhân nam. Các phạm nhân ở đây đều có số năm thụ án trên 5 năm nhưng hầu hết đều từ chối kháng cáo để giảm thời gian mãn hạn tù vì không muốn bị chuyển sang nhà tù khác trong trường hợp đơn chống án bị từ chối. Theo báo cáo của trại giam, các phạm nhân mới đệ đơn yêu cầu được gia nhập nhà tù cũng ngày một tăng cao.
Nhà tù mở cửa từ năm 2007 và được xây trên đống đổ nát của nhà tù cũ năm 1980 sau một vụ động đất. Giuseppe Cupo, người đón đầu các phạm nhân mới, kể lại: “Lúc đầu chỉ có các nhân viên nhà tù chúng tôi. Dần dần chúng tôi mang đến ghế, các đồ đạc khác và chuẩn bị chỗ ngủ cho các phạm nhân”. Khi đó các phòng giam còn chưa có chỗ tắm vòi hoa sen.
Dưới sự lãnh đạo của hiệu trưởng Massimiliano Forgione, nhà tù đã thực sự cách tân. Các phòng giam được trang trí và sắp xếp bởi chính các tù nhân với nhau. Đến nay, những bức tường được sơn màu sáng, thậm chí một căn phòng đầy đồ chơi được lập ra nhằm phục vụ cho những chuyến thăm của những đứa trẻ là gia đình các phạm nhân.
Lịch trình hằng ngày của các phạm nhân bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 7 giờ 30 tối hằng ngày. Trong hầu hết thời gian này các cư dân của nhà tù đều làm các công việc từu in ấn, may mặc cho đến nuôi ong và giặt là trong khuôn viên 5 cấy số vuông của nhà tù.
Một số tù nhân thỉnh thoảng được các xưởng sản xuất rượu mời hợp tác làm việc với họ. Sản phẩm rượu sản xuất sẽ mang một chiếc nhẵn đặc biệt ghi “Fresco di Galera” (hay “Tươi nguyên từ nhà tù”). Mùa đông năm 2015, nhóm tội phạm đã hãnh diện được gặp Giáo Hoàng Francis và trao tặng ông một chai rượu do chính tay họ giúp làm ra.
Một góc bếp với các dụng cụ nấu ăn dành riêng cho những tội phạm thể hiện được sự tiến bộ của mình với quá trình cải tạo. Họ thường nấu cho mình những bữa nui đúng chất Ý tại đây.
Một phạm nhân 45 tuổi chia sẻ: “Nơi này đã kéo tôi trở lại với cuốc sống”. Sau một thời gian chịu phạt tại nhiều nhà tù khác nhau, năm 2013 ông đã được chuyển đến đây. Khi mới đến phạm nhân lâu năm này vẫn còn mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng, ”Tôi đã không được khỏe và được cho uống nhiều loại thuốc trong năm đầu đến đây”.
Dần dần anh đã tiến bộ lên nhiều sau khi quyết định cởi mở bản thân hơn với những người chung cảnh ngộ. Ban đầu anh trở thành huấn luyện viên cá nhân rồi thử sức làm tay ghi-ta trong ban nhạc của nhà tù. Đến giờ anh đang làm công việc in ấn và quyết định tiếp tục công việc cho đến ngày mãn hạn tù.
Là một ví dụ điển hình về hiệu quả cải tạo của hệ thống mới này. Không còn cần đến sự hỗ trợ của thuốc men, anh cũng đã góp mặt trong nhóm người có diễm phúc được đón tiếp Giáo Hoàng năm trước. Ông bày tỏ: “Hãy tin tôi khi tôi nói sự trải nghiệm của tôi ở đây thực sự tuyệt đẹp”.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng