Toán học nói con người không nên chống lão hóa, cố gắng giữ lại tuổi trẻ sẽ khiến chúng ta mắc ung thư
Mô hình lão hóa đã đào sẵn cho bạn một phần mộ kể tử khi sinh ra.
Toán học là công cụ được con người sử dụng nhằm đưa ra kết luận cho mọi vấn đề, từ việc hai vế của đa thức có bằng nhau hay không, cho đến chuyện thời gian không thể quay ngược lại.
Vì vậy, một khi bài toán đã có lời giải đúng, nó là một dấu chấm hết cho cả cuộc tranh luận. Ví dụ như con người có thể trẻ mãi không già được hay không? Theo một nghiên cứu mới của Đại học Arizona, các nhà khoa học đã tuyên bố: Lão hóa là điều không thể tránh khỏi về mặt toán học.
Vậy nếu lời giải của họ là đúng, con người sẽ phải từ bỏ tham vọng đi tìm các phương pháp chống lão hóa. Thậm chí, các nhà khoa học cho biết nỗ lực chống lại tự nhiên sẽ đẩy chúng ta vào một nguy cơ lớn hơn. Cái giá của kéo dài tuổi trẻ có thể là ung thư.
Cuối cùng, chẳng có cách nào giúp con người sống bất tử.
Toán học nói con người không thể chống lão hóa, cố gắng giữ lại tuổi trẻ sẽ khiến chúng ta mắc ung thư
"Lão hóa là điều chắc chắn sẽ xảy ra theo toán học, đồng nghĩa, đó là điều không thể tránh khỏi”, nhà sinh học tiến hóa Joanna Masel cho biết. “Theo logic, các lý thuyết và cả toán học, chẳng có cách nào [ngăn chặn được quá trình lão hóa xảy ra]”.
Chúng ta đã biết rằng, lão hóa - và tất cả những thay đổi sinh học xảy ra cùng với đó - ít nhiều là hệ quả của quá trình nhiều tế bào đồng loạt hoạt động chậm lại, rồi mất dần chức năng vốn có của chúng.
Chẳng hạn, tóc bạc đi khi chúng ta già. Đó là kết quả của sự suy giảm hoạt động của các tế bào gốc melanocyte, đang làm nhiệm vụ sản sinh ra sắc tố tạo nên màu tóc. Nếp nhăn thì lại là hệ quả của việc nguyên bào sợi dưới da mất dần chức năng sản sinh collagen, protein làm nhiệm vụ kéo căng da.
Vậy liệu có cách nào để ngăn chặn lão hóa? Chúng ta có thể tạo ra một số lượng tế bào trẻ, làm việc để bù đắp cho những tế bào già yếu đang mệt mỏi. Như vậy, các sắc tố và collagen có thể được tiếp tục sản sinh, tóc sẽ không bạc và nếp nhăn biến mất.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng đặt hy vọng về việc đảo ngược quá trình lão hóa, ngăn chặn sự phân hủy sinh học không thể tránh khỏi bằng cách chỉnh sửa DNA. Lý thuyết mà nói, những ý tưởng khá hay. Nhưng thực tế, nếu điều đó xảy ra sẽ dẫn đến một nghịch lý.
Trong một quá trình song song với số lượng lớn tế bào suy giảm chức năng, lão hóa cũng cũng lại khiến một số tế bào khác sinh sôi như thế không có ngày mai. Chúng liên tục phân chia, vượt ra ngoài sự kiểm soát của cơ thể. Đó chính là tiền thân của những khối u ung thư hình thành sau này.
Bởi vậy, nghịch lý xuất hiện, mà theo các nhà nghiên cứu nói, con người đã bị nguyền rủa theo một cách nào đó.
“Nếu bạn [tìm ra cách] để thoát khỏi những tế bào già cỗi hoạt động chậm chạp, thì tế bào ung thư sẽ sinh sôi nảy nở”, nhà nghiên cứu Paul Nelson cho biết. "Nhưng nếu bạn thoát khỏi, hoặc làm chậm những tế bào ung thư, điều này lại cho phép các tế bào già cỗi mất chức năng tích lũy".
Nghịch lý này được gọi là vòng lặp “catch-22”. Nó giống như một ai đó đi phỏng vấn xin việc lần đầu. Không có kinh nghiệm làm việc đã khiến họ bị trượt. Nhưng khi họ bị trượt thì làm cách nào để có kinh nghiệm làm việc? Đó là nghịch lý.
Ngăn quá trình lão hóa sẽ dẫn con người đến một nghịch lý, khi đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với điều tệ hại hơn, chẳng hạn như ung thư
Quá trình lão hóa của con người cũng ẩn chứa những bí ẩn. Chẳng hạn như nếu quá trình sao chép sinh học là đủ tốt để tiếp tục tạo ra các thế hệ tế bào tiếp theo, tại sao sau vài thập kỷ, nhiều tế bào của chúng ta lại mất dần đi?
Một câu trả lời đơn giản là tiến hóa đã không đủ mạnh để loại bỏ các gen, lập trình cho chúng ta chết đi sau khi sinh ra một vài thế hệ con cháu. Điều này, vì một lý do nào đó, giúp dân số hành tinh không quá đông và bạn không phải chào tổ tiên của mình mỗi ngày, có lẽ ông ấy là một con vượn.
Nhưng ngay cả khi tiến hóa cho phép chúng ta sống vĩnh cửu cùng con cháu, chắt, chút, chít… của mình, những mô hình lão hóa xảy ra trong chính cơ thể lúc nào cũng đào sẵn cho mỗi người một phần mộ, mà chắc chắn nó sẽ được dùng đến.
Các sinh vật đa bào như con người chịu sự ảnh hưởng đồng loạt của nhiều quá trình. Ví dụ như trong lão hóa, chúng ta không thể chặn cả hai quá trình một lúc.
Nếu bạn muốn ngăn các tế bào mất dần chức năng, bạn sẽ phải để số khác phát triển ngoài tầm kiểm soát. Nếu bạn không muốn có nếp nhăn và bạc tóc, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn.
“Chúng ta đang mắc kẹt giữa việc cho phép các tế bào lão hóa tích tụ hoặc cho phép các tế bào ung thư sinh sôi nảy nở”, Nelson cho biết. “Và nếu bạn đã ngăn được một quá trình thì sẽ không có cách nào ngăn quá trình còn lại kia”.
Bởi vậy, trong một phạm vi ngắn hạn, con người có thể chứng kiến một vài công cụ hoặc phương pháp giúp chúng ta trẻ lâu hơn một chút. Nhưng không có nghĩa chúng ta có thể trẻ mãi không già. Càng cố gắng chống lại lão hóa theo cách đó, chúng ta sẽ càng tạo ra những hệ quả có tính thử thách hơn, chẳng hạn như ung thư.
Vậy bây giờ, dành cho những người đang sợ mình già đi, một vài nếp nhăn trên da và những sợi tóc bạc có vẻ không phải điều xấu nhất bạn lẽ ra phải đối mặt. Biết đâu bằng lão hóa, tạo hóa đang giúp bạn tránh được những thứ còn tồi tệ hơn thế.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng