TON - đồng tiền mã hóa của Telegram, được dự báo là ICO lớn nhất trong lịch sử có gì ưu việt hơn cả Bitcoin hay Ethereum?
Với sự kết hợp giữa blockchain tập trung và phi tập trung, mạng lưới TON của Telegram có thể xử lý một khối lượng giao dịch khổng lồ, đến 1 triệu giao dịch mỗi giây, giảm chi phí xuống mức thấp và tốn ít điện năng hơn khi đào tiền mã hóa.
Telegram, ứng dụng nhắn tin bảo mật hàng đầu thế giới hiện nay, đang có kế hoạch phát hành đồng tiền mã hóa của riêng mình thông qua một đợt ICO trong thời gian tới. Với số tiền thu về từ đợt chào bán trước ICO có thể lên tới 500 triệu USD và tổng giá trị token có thể lên tới số tiền khổng lồ, từ 3 đến 5 tỷ USD. Đây dự kiến là đợt ICO lớn nhất từ trước đến nay.
Ý tưởng của Pavel Durov, CEO và là nhà đồng sáng lập của Telegram, là ra mắt một nền tảng blockchain hoàn toàn mới – được xem như thế hệ thứ ba, sau Bitcoin và Ethereum. Nền tảng này sử dụng 180 triệu người dùng của Telegram, được ví như nhiên liệu cho quả tên lửa này tiến về phía trước, hướng tới việc áp dụng một cách phổ biến, vượt ra bên ngoài giới hạn của tiền mã hóa, và biến Telegram thành vua của các loại tiền mã hóa khác, nhờ vào quy mô hiện tại của nó.
Theo bản cáo bạch của Telegram, đồng tiền mã hóa của họ sẽ có tên gọi “Gram” và có thể được áp dụng một cách rộng rãi ngay lập tức nhờ vào việc nó gắn chặt với ứng dụng chat của Telegram.
Các nguồn tin cho biết, Durov đã quyết định kết hợp cả cơ sở hạ tầng tập trung và phi tập trung cho nền tảng này. Đó là vì một mạng lưới hoàn toàn phi tập trung không thể mở rộng tới quy mô nhanh như mạng lưới có một số yếu tố tập trung, vì vậy, Telegram cần sở hữu một nền tảng blockchain của riêng mình.
Chuyển sang một nền tảng blockchain phi tập trung là một mũi tên trúng hai đích của Telegram. Không chỉ giúp tạo nên một nền kinh tế hoàn toàn bằng tiền mã hóa bên trong ứng dụng, nó cũng sẽ cách ly mình với các cuộc tấn công và cáo buộc từ các quốc gia như Iran, nơi ứng dụng này chiếm đến 40% lưu lượng truy cập internet nhưng đang tạm thời bị chặn.
Telegram đã gần như đã duy trì vị trí cân bằng về chính trị của mình để giữ chân người dùng của quốc gia này, khi họ đóng cửa một số kênh kêu gọi sự sụp đổ của chính phủ, trong khi vẫn mở một số kênh khác.
WeChat nhưng với tiền mã hóa
Với TON, Telegram nhắm đến việc phát triển một tiện ích dựa trên nền tảng tiền mã hóa, tương tự như WeChat, khi ứng dụng này đã mở rộng ra khỏi phạm vi của một ứng dụng chat, và hoạt động như một cơ chế thanh toán mặc định cho nhiều người tại Trung Quốc.
Trong khi việc thanh toán có thể thực hiện rất nhanh chóng trong WeChat cho nhiều dịch vụ khác nhau, hệ thống này vẫn mang tính tập trung. Một nền tảng phi tập trung như TON có thể mang tới nhiều tiện ích về bảo mật và khả năng phục hồi hơn.
Các nguồn tin cho rằng, Telegram có kế hoạch cho phép người dùng nắm giữ các đồng tiền của Telegram và tiền tệ thông thường trong một chiếc ví sắp ra mắt.
Ngoài ra, Telegram cũng đã xây dựng một hệ sinh thái các nhà phát triển xung quanh nó, nơi các bot và các dịch vụ sẽ được những bên thứ ba cung cấp. Về mặt lý thuyết, TON có thể hỗ trợ cho bất cứ thứ gì nhà phát triển mang tới Telegram.
Bên trong TON
Trong bản cáo bạch dài 132 trang của mình, Telegram đã phác thảo một kế hoạch 4 giai đoạn:
- “TON Services” sẽ là một nền tảng cho những dịch vụ bên thứ ba từ bất kỳ điều gì, có thể thực hiện trên smartphone, như các giao diện thân thiện cho các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh.
- “TON DNS” là một dịch vụ gán tên người dùng có thể đọc được cho các tài khoản, các dịch vụ hợp đồng thông minh và các node mạng lưới. Với TON DNS, việc truy cập vào các dịch vụ phi tập trung có thể giống như “xem một website trên World Wide Web.”
- “TON payment” là nền tảng cho thanh toán nhỏ và một mạng lưới kênh thanh toán nhỏ. Nó được sử dụng để nhắm đến việc “chuyển đổi giá trị ngay lập tức giữa các bot người dùng và các dịch vụ khác.” Safeguard xây dụng thành hệ thống được thiết kế để đảm bảo các giao dịch này “bảo mật như các giao dịch theo chuỗi.”
- “TON Blockchain” sẽ bao gồm một chuỗi chính và hai chuỗi blockchain đi kèm khác (2-to-power-92). Khía cạnh đáng chú ý nhất ở đây là nó sẽ có một “Infinite Sharing Paradigm” (Mô hình chia sẻ không giới hạn) để đạt được khả năng mở rộng.
Vì vậy, các blockchain TON có thể “tự động chia tách và hợp nhất để điều tiết các thay đổi về tải công việc.” Điều này có nghĩa là các block mới được tạo ra nhanh chóng và “không còn chuỗi dài các block chờ đợi, giúp giảm chi phí giao dịch xuống mức thấp, ngay cả khi một số dịch vụ sử dụng nền tảng này cũng sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến.”
Blockchain của TON cũng sẽ chứa thiết kế “Instant Hypercube Routing” (định tuyến siêu lập phương tức thời), vì vậy blockchain có thể duy trì tốc độ đỉnh ngay cả khi nó tăng trưởng. Cách tiếp cận “proof-of-stake” của nó sẽ đạt đến sự đồng thuận thông qua một biến thể của giao thức “Byzantine Fault Tolerant”, sẽ giúp tăng tốc độ và hiệu quả thêm một lần nữa.
Và nó cũng sẽ sử dụng sổ cái phân phối 2-D Distributed Ledgers. Điều này có nghĩa là TON có thể tăng trưởng các block hợp lệ mới phía trên bất kỳ block nào đã được chứng minh không chính xác để tránh bất kỳ sự phân nhánh không cần thiết nào. Nói cách khác, TON nhắm đến việc có khả năng “tự phục hồi”.
Blockchain thế hệ thứ ba của TON sẽ được dựa trên một thuật toán “proof-of-stake” động, được đảm bảo bằng hàng loạt bên với dung sai lỗi ở cấp độ cao. Nó cũng sẽ xử lý việc lưu trữ ID, thanh toán và các hợp đồng thông minh. Vì vậy, thay vì dựa vào “proof-of-work” để tạo ra đồng tiền của mình, Telegram sẽ dựa vào cách thức mới, tốn ít năng lượng hơn so với phương pháp của Bitcoin ban đầu để đào tiền mã hóa.
Với tuyên bố rằng nó sẽ có khả năng thực hiện một số lượng khổng lồ các giao dịch, khoảng 1 triệu giao dịch mỗi giây. Nói cách khác, nó cũng tương tự như tham vọng trước đây của dự án Polkadot – nhưng với một tập người dùng có sẵn đến 180 triệu người. Điều này sẽ biến nó thành một “chuỗi kết nối” với cái gọi là “dynamic sharding”.
Nắm quyền kiểm soát
Bản cáo bạch cũng làm rõ rằng khoảng 4% lượng cung của Gram (khoảng 200 triệu Gram) sẽ được phục vụ cho nhóm phát triển Telegram với thời hạn thu hồi trong 4 năm. Telegram cũng có kế hoạch giữ lại “ít nhất 52%” toàn bộ lượng cung của tiền mã hóa Gram để bảo vệ nó khỏi các giao dịch đầu cơ và duy trì tính linh hoạt của mình. 44% còn lại sẽ được bán cho cả công chúng và những người mua riêng tư.
Tiền mã hóa này sẽ được niêm yết trên các sàn giao dịch bên ngoài và được sử dụng bên trong ứng dụng Telegram.
Theo dự tính, quý một năm nay sẽ chứng kiến ra mắt hệ thống bảo mật danh tính Telegram External Secure ID, tiếp theo đó là MVP (sản phẩm khả thi tối thiểu Minimum Viable Product) của TON. Việc ra mắt ví Telegram Wallet dự kiến sẽ vào quý 4 năm 2018, và việc tạo ra nền kinh tế dựa trên TON có thể ra mắt vào quý 1 năm 2019. Các phần còn lại của TON Services sẽ ra mắt tiếp theo đó vào quý 2 năm 2019.
Tham khảo TechCrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng