Top 10 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất trên thế giới

    Green,  

    Cùng tìm hiểu một số loại máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất hiện nay.

    Trong bố cảnh hiện nay, cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc trên thế giới dường như không có hồi kết. Từ súng, tên lửa, xe tăng, tàu sân bay… đến các hệ thống phòng thủ tên lửa… đều đã được cải tiến để nâng cao tính hiệu quả của mình. Thật là một thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến lực lượng không quân – một trong những lực lượng chủ lực ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới đây là danh sách một số máy bay chiến đấu mạnh nhất và nguy hiểm nhất mà bạn đã từng gặp.

    F-22

     

    Đây thực sự là một cỗ máy hủy diệt và là lực lượng quan trọng nhất của Không quân Hoa Kỳ. F-22 Raptor sử dụng công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ 5, nổi tiếng với tốc độ di chuyển đáng kinh ngạc cùng với cảm biến nhiệt hạch và khả năng tấn công chớp nhoáng ở trên không.

    Nó còn sở hữu một bộ cảm biến tinh vi cho phép phi công có thể theo dõi, xác định và tiêu diệt kẻ thù ngay trước khi bị phát hiện. F-22 cũng được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Nó có thể mang tới 2 quả bom thông minh GBU-32 JDAM và sử dụng hệ thống điện tử tích hợp bên trong để điều hướng.

    Su-35

     

    Sukhoi Su-35 ( trước đây còn có tên gọi là Su-27M) là một loại tiêm kích hạng nặng của Nga, được trang bị một chỗ ngồi, nổi tiếng là một loại chiến đấu cơ đa năng, cơ động nhất hiện nay. Thiếu sót đáng chú ý nhất trong thiết kế của Su-35 là không có khả năng tắt động cơ đột ngột, chuyển hướng nhanh giống như đặc trưng của chiếc Su-27 cũ. Khung máy của Su-35 cũng được cải tiến để tăng khả năng cất cánh và hạ cánh của nó.

    Máy bay chiến đấu ưu việt Su-35 hoạt động bằng hai động cơ phản lực 117S có véc-tơ điều khiển cung cấp lực đẩy. Nó có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu, phát hiện mục tiêu ở cách xa 400m và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trên không, hoặc cùng một lúc theo dõi 4 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất.

    Cuồng phong Châu Âu– Eurofighter Typhoon

     

    Chiến đấu cơ này được thiết kế và sản xuất bởi 4 công ty đến từ các quốc gia khác nhau là Anh, Ý, Tây Ban Nha và Đức, đã gây được không ít tiếng vang trong các cuộc chiến trên thế giới. Điều đặc biệt ở Eurofighter Typhoon là nó sử dụng một hệ thống phòng thủ tinh vi có tên gọi là “Praetorian” với khả năng phát hiện những mối nguy hiểm từ trên không và dưới đất,và giúp cho phi công có thể đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

    Bên cạnh đó, buồng lái của chiếc Cuồng phong được cho là rất hiện đại với khả năng tương tác cao, chức năng điều khiển bằng giọng nói giúp phi công rút ngắn và đơn giản hóa các thao tác. Nó cũng có tính năng cảm biến hồng ngoại giúp phi công có thể theo dõi mục tiêu và tính năng hạn chế bị do thám bằng radar và được trang bị đủ tất cả các loại vũ khí có thể chiến đấu cả trên không cũng như dưới mặt đất. Khung máy bay này được xây dựng chủ yếu từ hợp kim có trọng lượng nhẹ, CFCs, titan và GRP, đem lại cho Eurofighter Typhoon sự ổn định cao, cho phép duy trì sự nhanh nhẹn cả ở tốc độ siêu âm và tốc độ thấp.

    SU-30 MKI : Super Sukhoi

     

    Đây là một loại máy bay tiêm kích tầm xa được tập đoàn Sukhoi của Nga và HAL của Ấn Độ hợp tác cùng phát triển cho lực lượng Không quân Ấn độ. Nó có khả năng tích hợp với tên lửa hành trình BrahMos và mang được đến 3 loại tên lửa hành trình để tấn công dưới mặt đất và chống tàu. Thông thường,tính năng này chỉ được áp dụng cho những máy bay ném bom chuyên dụng và hiện nay duy nhất chiếc Su-30 MKI là có khả năng này.

    Nó còn được trang bị radar N011M với khả năng theo dõi 15 mục tiêu trên không và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Những mục tiêu này có thể bao gồm thậm chí cả những tên lửa hành trình và các máy bay trực thăng không di chuyển.

    Rafale

     

    Rafael là một sản phẩm của hãng Dassault Aviation – một công ti chuyên sản xuất máy bay quân sự của Pháp, nổi tiếng với khả năng không chiến tuyệt vời của mình. Chiếc tiêm kích này được trang bị tính năng tác chiến điện tử SPECTRA, có thể bảo vệ máy bay khỏi những kẻ thù trên không cũng như dưới đất, giúp phi công có thể chiến đấu hiệu quả hơn.

    Rafale là một máy bay chiến đấu “đa nhiệm” theo nghĩa đen thực sự khi nó được đánh giá là thay thế được hoạt động của bảy loại máy bay khác nhau, có thể thực hiện các nhiệm vụ ngắn hạn hay dài hạn như tấn công mặt đất, trên biển, trên không, phòng thủ, ngăn chặn các vụ tấn công hạt nhân…

    Tháng 12 năm 2000, Rafale bắt đầu được sử dụng trong lực lượng Hải quân Pháp và sau đó vào năm 2004, nó đã được đưa vào lực lượng Không quân Pháp. Hiện tại, trên tàu sân bay Charles de Gaulle có khoảng 10 chiếc máy bay chiến đấu này.

    JAS 39 Gripen NG

     

    JAS-39 là máy bay thế hệ 4 hạng nhẹ duy nhất trên thế giới, với sức mạnh và mang tính kinh tế cao, nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới. Chiếc JAS-39 thực sự là máy bay chiến đấu xuất sắc dưới mọi góc độ, chi phí vận hành lẫn sức mạnh tác chiến, thiết kế có cánh phụ phía trước giúp nó xoay sở tốt trong các tình huống cận chiến trên không.

    Chiến đấu cơ này có 8 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể sử dụng các loại tên lửa không đối không, tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm... Cảm biến chính của JAS-39 là radar xung Doppler PS-05/A. Đây là một radar có độ tin cậy rất cao, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở cự ly 120 km, phát hiện các mục tiêu mặt đất ở cự ly 70 km. Nó cũng có khả năng tấn công những mục tiêu ngoài tầm nhìn bằng các loại tên lửa không đối không.

    F/A-18 Super Hornet

     

    F/A-18 Super Hornet là một máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay kiêm máy bay tấn công, được bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1999. Nó cũng được trang bị một khẩu súng 20 mm và có thể mang được tên lửa không đối không và các vũ khí không đối đất khác. Bên cạnh đó, Super Hornet còn được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không ( ARS ) để có thể tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Super Hornet còn được biết đến với khả năng đa nhiệm của mình, được thiết kế đặc biệt để thành một máy bay phòng thủ chiến lược của không phận Hoa Kỳ.

    F-15

     

    F-15 Eagle (Đại bàng) được thiết kế và sản xuất bởi hãng McDonnell Douglas, là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, và được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Hiện tại có khoảng 1.200 chiếc F-15 với các phiên bản khác nhau đang được phục vụ ở nhiều quốc gia trên thế giới và thực tế nếu xét về tính cơ động thì F-15 hiếm có đối thủ.

    Danh tiếng của F-15 được khẳng định trong giai đoạn mở đầu của Chiến Dịch Iraq, lưc lượng không quân của Saddam Hussein đã thất bại hoàn toàn và chịu chấp nhận để Mỹ thống lĩnh hoàn toàn không phận của mình. Ưu thế của chiếc tiêm kích này phụ thuộc vào khả năng tăng tốc, sự cơ động, phạm vi, vũ khí và hệ thống điện tử tích hợp bên trong nó. Nó có thể thâm nhập vào hàng phòng thủ của đối phương và luôn tạo được ưu thế trước những máy bay của kẻ địch.

    F-15 còn có hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại, có thể phát hiện, thu thập, theo dõi và tấn công máy bay địch ngay trong không phận của kẻ địch. Radar xung Doppler của F-15 có thể dò tìm các mục tiêu bay phía trên hoặc các mục tiêu dưới đất một cách rõ ràng và hiệu quả.

    F-16 Fighting Falcon

     

    F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho không quân Mỹ. Sự linh hoạt là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu, và nó cũng là loại máy bay phổ biến và mang lại hiệu quả cao trên thế giới. Nó còn được các phi công gọi với cái tên Viper. Một số đặc điểm nổi bật khác của loại chiến đấu cơ này là tính năng ổn định tĩnh âm (RSS) đem lại khả năng thao diễn cao hơn các máy bay thông thường, buồng lái với kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển dễ dàng sử dụng trong điều kiện trọng lưc cao. Bên cạnh đó ghế phi công cũng được nghiêng 30 độ để giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công. F-16 còn được tích hợp hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire giúp máy bay có thể bay ổn định, các máy tính sẽ kiểm tra và tự xử lý sự bất ổn định trong khi bay. Nhờ đó, phi công có thể yên tâm thực hiện những nhiệm vụ khác và tập trung cao khi chiến đấu.

    Mirage 2000

     

    Mirage-2000 là một tiêm kích đa nhiệm cánh tam giác rất nhanh nhẹn được sản xuất và đưa vào sử dụng trpng Không quân Pháp vào năm 1982.. Chiếc chiến đấu cơ này được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, khả năng mang tải trọng vũ khí tốt, đặc biệt, tiêm kích này tỏ ra xuất sắc trong nhiệm vụ tấn công mặt đất. Nó có rất nhiều phiên bản cải tiến khác nhau và có hai loại là một chỗ và hai chỗ. Một trong số những phiên bản khá thành công là Mirage-2000-5 với nhiều tính năng ưu việt, trang bị radar mới có khả năng phát hiện 24 mục tiêu, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

    Tiêm kích Mirage-2000 còn có chin giá treo vũ khí : năm chiếc trên thân máy bay và hai ở mỗi cánh. Phiên bản một chỗ ngồi cũng được trang bị hai giá đặt súng, mỗi giá treo hai khẩu cỡ 30 mm. Nó cũng có hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire tự động, mang lại tính cơ động cao và dễ dàng điều khiển, cùng với độ ổn định và điều khiển chính xác trong mọi hoàn cảnh.

    Tham khảo :ndiatvnews.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày