Toshiba, Vaio và Fujitsu sẽ sáp nhập vào tháng Ba năm nay?

    Neo,  

    Nhiều tin đồn cho biết Vaio, hãng sản xuất máy tính cá nhân tách ra từ Sony trong năm 2014, chuẩn bị sáp nhập với hai đối thủ là Toshiba và Fujitsu nhằm tạo ra một hãng sản xuất máy tính có thể thống trị thị trường Nhật Bản và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

    Hidemi Moue, CEO Japan Industrial Partners, hãng mua lại thương hiệu Vaio từ Sony, hy vọng thương vụ này có thể hoàn tất vào cuối tháng Ba. Vaio cũng hy vọng sẽ sở hữu được nhiều cổ phần nhất trong công ty mới để đảm bảo quy mô sản xuất, nghiên cứu và phát triển cho tất cả.

    Sự phổ biến của smartphone và tablet đã khiến thị trường máy tính cá nhân khốn đốn. Năm 2015, doanh số máy tính toàn cầu ở mức thấp nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tới nay.

    "Thị trường PC đang thu hẹp lại nên chúng tôi cần hợp tác vói nhau để giảm chi phí nghiên cứu, sản xuất và tiếp thị", Moue nói.

    Cũng theo ông Moue công ty mới sẽ tập trung vào thị trường trong nước và định hướng kinh doanh, sản xuất máy tính làm cốt lõi ngay từ đầu. Ngoài ra, Moue cho biết liên doanh cũng có ý định nhắm vào các thị trường nước ngoài bằng các sản phẩm phần cứng khác. Ví dụ, Vaio vừa cho ra mắt một mẫu smartphone chạy Windows 10 và đang lên kế hoạch sản xuất một robot trợ lý cá nhân.

    "Liên doanh này chỉ thành công nếu xây dựng được cơ sở khách hàng hợp lý tại Nhật Bản", Damian Thong, một nhà phân tích tại Tokyo chia sẻ. "Tuy nhiên nó có rất ít cơ hội thành công ở nước ngoài".

    Thị phần PC toàn cầu của Vaio, Toshiba và Fijitsu giảm mạnh trong khi Lenovo, HP và Dell ngày càng thống trị. Dẫu vậy, ngay cả những công ty thống trị cũng gặp khó bởi doanh số PC năm ngoái đã giảm 10%, lần đầu tiên nằm ở dưới mốc 300 triệu chiếc kể từ năm 2008 tới nay. Dự kiến doanh số PC sẽ tiếp tục giảm trong năm 2016.

    Chiếm lại Nhật Bản

    Vaio, Toshiba và Fujitsu vượt trội hơn hẳn ở thị trường trong nước. Nếu sáp nhập, họ sẽ chiếm khoảng 1/3 thị trường PC Nhật Bản, sẵn sàng cạnh tranh vị trí số 1 với liên doanh giữa Lenovo và NEC.

    NEC Lenovo kiểm soát khoảng 29% doanh số máy tính tại Nhật từ tháng Bảy tới tháng Chín năm ngoái. Fujitsu và Toshiba xếp phía sau với 17% và 12% tương ứng trong khi Vaio không tiết lộ doanh số.

    Thỏa thuận này còn giúp Toshiba xoay trở nhằm giải quyết bê bối kế toán dẫn đến cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử 140 của hãng. Với Fujitsu, thời hoàng kim khi doanh số tablet và máy tính của hãng đạt đỉnh đã qua từ năm 2007 khi mà hãng này bỏ phát triển chip và phần cứng sang gắn bó với các dịch vụ phần mềm.

    Vaio là đầu tàu

    "Trong kinh doanh máy tính tất cả các hướng chuyển dịch cơ cấu và quan hệ đối tác đều rất rõ ràng nhưng chưa có gì được quyết định tại thời điểm này", phát ngôn viên của Toshiba, ông Hirokazu Tsukimoto, chia sẻ. Trong khi đó phát ngôn viên của Fujitsu từ chối bình luận về thông tin này.

    Ngược lại với sự u ám, Vaio đã lên kế hoạch báo cáo lợi nhuận hàng tháng lần đầu vào tháng Ba tới và Moue dự tính công ty của ông sẽ làm ăn có lãi trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2017. Theo Moue, Japan Industrial Partners đã cắt giảm lực lượng lao động xuống còn 240 từ khoảng 1.000 và thu hẹp dòng sản phẩm, tập trung vào người dùng doanh nghiệp cao cấp.

    Moue, cựu nhân viên ngân hàng tại Mizuho Securities, đã bắt đầu sự nghiệp bằng cách gây dựng lại toàn bộ cơ nghiệp của gia đình. Từ khi thành lập vào năm 2002 tới nay, quỹ của ông đã thâu tóm hàng chục công ty trước khi đầu tư vào Vaio vào năm 2014 bắt đầu gia nhập một thị trường mà Lenovo, HP và Dell kiểm soát hơn một nửa doanh thu hàng năm.

    "Là một quỹ cổ phần tư nhân chúng tôi luôn phải có ý kiến trái chiều và tôi chẳng bao giờ được nói: "Đó la một vụ đầu tư tốt", Moue nói. "Khi mọi người thấy có gì đó sai sai chính là thời điểm chúng tôi hiểu mình đang đi đúng hướng".

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày