Toyota học Intel: cung cấp pin nhiên liệu cho xe hơi Trung Quốc qua chiến dịch "Toyota Inside"
Nhà sản xuất xe hơi số một Nhật Bản kỳ vọng có thể tái lập thành công của Intel trước đây.
Toyota Motor đã bắt đầu cung cấp các linh kiện quan trọng cho các phương tiện sử dụng pin nhiên liệu cho các công ty xe hơi Trung Quốc, với tham vọng có thể thực hiện những gì Intel từng làm nhằm thống trị ngành công nghiệp vi xử lý khi các nhà sản xuất Đài Loan phát triển các loại máy tính cá nhân sử dụng chip của hãng này.
Theo đó, các linh kiện do nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản cung cấp sẽ bao gồm các khối pin nhiên liệu có chức năng sản sinh điện năng thông qua phản ứng hóa học giữa hydrogen và oxygen.
Toyota sẽ cung cấp các khối pin mà họ sản xuất tại Nhật Bản cho một nhà tích hợp hệ thống Trung Quốc chuyên kết hợp các khối pin này với các thành phần khác để tạo ra các hệ thống pin nhiên liệu. Các nhà sản xuất xe hơi thương mại Trung Quốc hiện đang làm đối tác với Toyota sẽ sử dụng các hệ thống này để sản xuất xe bus.
Được biết, sẽ có khoảng 20 chiếc xe bus sử dụng hệ thống pin nhiên liệu nói trên đi vào hoạt động trong tháng 1 tới ở thành phố biển Giang Tô, chạy trên một tuyến đường quan trọng chuyên dành để phục vụ văn phòng chính quyền thành phố. Với loạt xe bus này, thành phố Giang Tô kỳ vọng sẽ cho cả Trung Quốc thấy tầm nhìn của mình trong việc dẫn đầu ngành công nghiệp xe hơi sử dụng pin nhiên liệu của quốc gia thông qua công nghệ của Toyota.
Chiến lược của Toyota khiến chúng ta nhớ lại mô hình kinh doanh của Intel trong thập niên 1990, khi công ty Mỹ chuẩn hóa các bo mạch chủ PC và cung ứng chúng cho các công ty Đài Loan. Chiến dịch "Intel Inside" này đã giúp phổ biến hóa PC và đẩy mạnh sự hiện diện của các vi xử lý Intel trên máy tính nói chung.
Toyota từng tung ra chiếc xe hơi sử dụng pin nhiên liệu sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới vào năm 2014, nhưng lại không bán chạy ở chính quốc gia quê nhà như mong đợi. Chính phủ Trung Quốc dự định sử dụng các xe bus nói trên để khuyến khích sự phát triển của các phương tiện hoạt động dựa trên pin nhiên liệu, loại phương tiện mà nước này đánh giá là một trụ cột quan trọng của "các phương tiện sử dụng năng lượng mới" thân thiện với môi trường, sau các phương tiện chạy điện.
Ngành công nghiệp xe hơi đang chứng kiến một bước ngoặt chỉ xảy ra một lần trong cả thế kỷ. Tại Trung Quốc, quốc gia chiếm một nửa thị trường phương tiện sử dụng năng lượng xanh trên toàn cầu, việc các nhà sản xuất mới thành lập thuê ngoài dây chuyền sản xuất đã trở nên phổ biến. Các nhãn hiệu và các công ty thực sự làm ra sản phẩm là hai cá thể khác nhau, giống như trên thị trường PC và smartphone vậy. Và sự trỗi dậy của dịch vụ gọi xe (ride-hailing) cũng góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch quyền sở hữu xe hơi.
Việc Toyota kiên định với chính sách sản xuất ra những chiếc xe hơi hoàn thiện đã khiến họ không thể cung ứng linh kiện cho các hãng khác, cho đến lúc này. Hãng xe hơi hàng đầu Nhật Bản nay đang thực hiện bước đi đầu tiên nhằm thoát khỏi mô hình kinh doanh truyền thống tại thị trường Trung Quốc, nơi ngành công nghiệp xe hơi đang trải qua những thay đổi chóng mặt.
Tham khảo: Nikkei
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng