Công nghệ, tự động hóa đang trở thành cuộc cách mạng sản xuất thịt lợn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi các ông lớn chăn lợn hưởng lợi từ công nghệ cao, nhiều nông dân Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản và vỡ nợ vì không thể cạnh tranh nổi.
Mõm thon, dáng dài, tai dựng đứng là một vài “đặc điểm nhận dạng” của một con lợn tốt. Cũng giống như người, mỗi con lợn đều sở hữu khuôn mặt đặc trưng của mình. Sử dụng công nghệ nhận dạng cho lợn đang trở thành “cơn sốt” trong ngành chăn nuôi Trung Quốc.
Trung Quốc là nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Năm 2021, Trung Quốc dự kiến tăng 9% quy mô đàn lợn. Tuy nhiên, khi các trang trại lợn ở Trung Quốc ngày một mở rộng, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt từng con lợn.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt cho lợn ở Trung Quốc ngày càng phát triển (ảnh: Guardian)
Từ năm 2018, nhiều doanh nghiệp nuôi lợn ở Quảng Tây, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nhận dạng lợn (FRT) cho chăn nuôi. Kết quả cho thấy phương pháp này rất hiệu quả, giảm đáng kể chi phí.
Tuy nhiên, một số nông dân ở Quảng Tây cho rằng, FRT không dành cho họ.
“Chúng tôi đã cố gắng vay mượn, mở rộng sản xuất, nhưng đối với những trang trại có ít hơn 100 con lợn, không thể xoay đâu nguồn tiền để lắp đặt FRT”, một nông dân nuôi lợn ở Quảng Tây nói.
FRT có thể phân biệt từng con lợn bằng thông tin về mõm, tai và mắt lợn. Hệ thống này còn theo dõi được cả nhịp tim, tần suất toát mồ hôi và giọng kêu của từng con lợn.
Bằng sự giám sát nghiêm ngặt, chủ lợn có thể được cảnh báo sớm và phát hiện con lợn nào không khỏe hoặc bị đói.
Ít người biết rằng, lợn không chỉ biết kêu “éc éc”. Chúng là loài động vật có thể biểu lộ cảm xúc ở mức độ cao. FRT thậm chí nhận ra con lợn nào đang buồn.
“Nếu những con lợn không vui hoặc ăn không ngon, chúng tôi sẽ phát hiện ra ngay”, Jackson He – Giám đốc điều hành của Yingzi Technologies – nói.
Nông dân Trung Quốc không có nhiều tiền ứng dụng công nghệ FRT để nuôi lợn (ảnh: Guardian)
Yingzi Technologies là công ty đi đầu trong việc ứng dụng nhận dạng khuôn mặt cho lợn ở Trung Quốc. Ngành sản xuất thịt lợn của Trung Quốc ước tính trị giá 70 tỷ USD.
Ứng dụng FRT có thể giúp nông dân Trung Quốc giảm từ 30 – 50% chi phí chăn nuôi lợn.
Tuy nhiên, công nghệ này dường như không dành cho nông dân nghèo.
Ước tính, chi phí để áp dụng FRT cho mỗi con lợn là 7 USD. Số tiền này là quá xa vời với những nông dân nghèo. FRT hiện chỉ phù hợp với các công ty chăn nuôi lớn, sẵn sàng đầu tư để giảm giá thành thịt lợn.
Trong vòng 2 năm tới, khoảng 3 triệu con lợn ở Trung Quốc sẽ được theo dõi bằng FRT. Nếu số lợn này được bán ra thị trường, nhiều hộ nông dân sẽ phá sản, vỡ nợ vì không thể cạnh tranh về giá.
Nông dân Trung Quốc đang bị tụt lại trong “đường đua” phục hồi đàn lợn Trung Quốc sau dịch cúm lợn châu Phi.
Giai đoạn từ năm 1980 – 1990, 80% thịt lợn Trung Quốc đến từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện tại, 80% số thịt lợn ở Trung Quốc đến từ các trang trại có từ 500 con lợn trở lên.
Cạnh tranh giá bán thịt lợn ở Trung Quốc đang được mô tả bằng từ “kinh hoàng” khi các “ông lớn” công nghệ như Alibaba, Tencent, JD.com và Netease đều đã mở công ty nuôi lợn.
Khả năng ganh đua trong cuộc chiến giành thị phần thịt lợn giữa nông dân Trung Quốc với các công ty công nghệ cao này gần như là 0%.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng