Trải nghiệm máy ảnh Leica Q3: Bước ra khỏi vùng an toàn
(Tổ Quốc) - Leica cuối cùng cũng bước ra khỏi vùng an toàn và có thiết kế mới cho sản phẩm của mình sau bao năm: màn hình lật.
- Elon Musk gọi ngành công nghiệp này là 'cỗ máy in tiền', các ông trùm dầu khí lập tức vào cuộc: Chi tỷ USD không tiếc tay, mơ xóa vết nhơ năng lượng 'bẩn'
- Startup bán xe đạp sợi carbon nguyên khối giá 70 triệu đồng của vợ chồng Lê Diệp Kiều Trang bị khách Việt phàn nàn: Liên tục gặp lỗi, chất lượng kém, bị "block" khi phản ánh
- Đón đầu iPhone 15, giá iPhone 14 Pro Max chạm đáy mới
Không phải là dòng máy mang tính thương hiệu của Leica là Leica M, cũng không đa dụng như những máy ảnh không gương lật thay ống kính SL nhưng máy ống kính gắn liền Leica Q vẫn luôn nhận được sự yêu mến của Leica-fan cũng như người yêu nhiếp ảnh nói chung.
Vào cuối tháng trước, thương hiệu máy ảnh Đức đã công bố thế hệ thứ 3 của dòng sản phẩm này. Leica Q3 có thể nói là một chiếc máy “Trông quen mà lạ” - kế thừa những điểm hay của 2 thế hệ trước nhưng cũng sở hữu những bước tiến tích cực để nâng cao trải nghiệm chụp thực tế.
Trông quen quen…
Là một người đã sử dụng các dòng máy ảnh Leica trong nhiều năm trong đó đặc biệt là sở hữu cả thế hệ 1 và 2 của Leica Q, Leica Q3 hiện lên trước mắt tôi ‘như một người bạn cũ’. Thiết kế tổng thể của chiếc máy này không quá khác so với Leica Q và Q2, với mặt trước bọc da đen tuyền với logo chấm đỏ quen thuộc ở góc phải. Vẫn còn đó là ống kính Summilux 28 f/1.7 ASPH gắn liền và thân máy được sơn đen đã trở nên quá quen thuộc.
Đặt Leica Q2 và Q3 lên bàn, nhìn lướt qua ta cũng khó có thể nhận ra được đâu là chiếc nào. Leica Q2 của tôi thậm chí còn là phiên bản giới hạn Daniel Craig x Greg Williams nên phần logo và chữ khắc có màu sắc khác so với bản thường, còn với bản Q2 thường thì chữ sơn màu trắng giống hệt Q và Q3 luôn!
Phần đỉnh máy cũng không có nhiều sự xáo trộn về nút bấm, nên những ai đã quen với các phiên bản trước thì sẽ không phải làm quen lại, chỉ cần mở máy lên và bắt đầu chụp thôi.
Những chi tiết như vị trí đặt khe thẻ nhớ, lẫy lấy pin cũng giống với các thế hệ trước. Leica Q3 đã thay đổi một viên pin mới là BP-SCL6 (2200mAh) nhưng có thiết kế y hệt BP-SCL4 (1860mAh) của Q2 nên có thể trao đổi pin cho nhau được khi cần. Đây là ưu điểm với những bạn nâng cấp từ thế hệ 2 lên Q3, tiếp tục sử dụng viên pin cũ để làm pin dự phòng được.
Một chi tiết thay khác nhỏ ở cạnh dưới là có thêm phần kim loại tiếp xúc, là nơi để đặt Q3 vào đế sạc không dây.
Nhưng vẫn thật lạ!
‘Nhìn sơ qua’ thì đúng là máy không có nhiều điểm mới, nhưng nói như vậy không có nghĩa là Q3 không có sự nâng cấp. Điểm đầu tiên và cũng đáng nói nhất là màn hình của máy đã có thể kéo ra ngoài và lật lên xuống được. Sau nhiều năm bảo thủ, giữ nguyên kiểu màn hình cố định trên tất cả sản phẩm M/S/Q/SL, cuối cùng Leica cũng trang bị cho Q3 chiếc màn hình có khả năng xoay lật đầu tiên của hãng.
Có lẽ đây chỉ là một ‘bước thử nghiệm’ của Leica để chiều lòng người dùng hiện đang đòi hỏi sự thay đổi nhiều hơn từ họ, hoặc cũng chính là động thái của thương hiệu này để không bị bỏ lại phía sau khi mà toàn bộ thị trường máy ảnh - đâu đâu cũng thấy các sản phẩm có màn hình lật, thậm chí xoay lật đa hướng.
Sử dụng một thiết kế đã thông dụng hiện nay nhưng Leica vẫn có cách để tạo nên điểm riêng dành cho mình: phần gờ để kéo màn hình ra thay vì đặt ở cạnh bên hoặc dưới thì được hãng đặt ở cạnh trên Q3. Kiểu thiết kế này tôi cho là không tiện dụng, khi tay trái muốn lật màn hình ra khi đang thao tác với ống kính thì sẽ phải vòng ngược lên trên, hơi tốn thời gian. Mong rằng Leica sẽ cải thiện kiểu thiết kế này trong các sản phẩm thế hệ sau, dù đó là M12 hay SL3 hoặc Q4.
Dù có hơi ‘lấn cấn’ trong thao tác sử dụng, màn hình lật của Leica Q3 đối với tôi rất hữu dụng khi giúp ích trong việc chụp ảnh sản phẩm từ trên xuống hoặc chụp đường phố với góc cực thấp. Đây là những bức hình chụp sản phẩm với góc từ trên xuống và góc chéo mà tôi sử dụng màn hình lật của Leica Q3:
Bên cạnh đó, máy cũng có một vài nâng cấp nhỏ khác bên cạnh màn hình. Ở cạnh trên, nút bấm chụp đã có rãnh xoắn để gắn thêm nút bấm mềm, trang trí thêm cho máy để tạo tính cá nhân hóa.
Ở mặt sau, toàn bộ nút bấm để được chuyển hết sang cạnh phải để có thể thao tác bằng ngón cái. Nút Fn cũng đã được bỏ ra khỏi mặt sau và đặt ở cạnh trên, và giờ cạnh dòng chữ Leica Camera có tới 2 nút tùy chỉnh Fn. Mặc định ở những dòng Leica Q thì phím Fn được sử dụng để thay đổi tiêu cự (zoom điện tử), giờ Leica Q3 có 2 nút ở cạnh trên thì ta có thể gắn thêm các tùy chọn khác trong Menu.
Leica Q3 sử dụng một cảm biến mới với độ phân giải lên tới 60MP, bên cạnh việc tạo ra được ảnh nét hơn thì cũng cho phép chỉnh tiêu cự lên tới 90mm - khá xa so với tiêu cự tiêu chuẩn 28mm của máy.
Đi vào phần mềm, máy có khả năng điều chỉnh độ phân giải ảnh RAW giống với Leica M11, và có cả ‘Leica Look’ - những filter màu để thực hiện công tác ‘hậu kỳ’ ngay trên máy.
Thử nhanh những màu Leica Look
Q3 cũng đã được trang bị cổng USB Type-C để ta sạc máy mà không phải tháo pin. Tôi đánh giá cao yếu tố này vì giờ đã có thể bỏ củ sạc ở nhà, đem 1 sợi dây của Macbook để sạc cho máy ảnh là đã đủ để tác nghiệp ngoài đường cả một ngày dài rồi.
Cảm giác chụp thực tế
Để đánh giá chi tiết một chiếc máy ảnh sẽ cần nhiều thời gian, nhưng thời gian của tôi với chiếc Leica Q3 chỉ gói gọn trong 2 buổi chụp nên đây sẽ chỉ là những cảm nhận ban đầu. Tuy vậy như đã đề cập ở trên, chỉ cần cầm chiếc máy này lên tôi đã có cảm giác quen thuộc vì cách sử dụng với các dòng máy tiền nhiệm là tương đồng.
Chất ảnh từ Leica Q3 vẫn giữ được những ưu điểm mà tôi thích ở các dòng máy ảnh của hãng: màu sắc trong trẻo, cách xử lý ánh sáng, đặc biệt là chụp trong điều kiện ánh sáng kém phải đặt ISO cao (3200 - 6400) thì chất lượng ảnh vẫn không bị thuyên giảm nhiều. Leica Q3 còn được trang bị một cảm biến mới với độ phân giải cao 60MP, tạo nên độ nét cao giúp tôi dễ dàng crop nhỏ ảnh để loại bỏ những yếu tố thừa một cách dễ dàng.
Mặc dù trang bị ống kính gắn liền, Leica Q3 vẫn có khả năng chụp hình ở những tiêu cự khác bằng cách crop ảnh tới 35, 50, 75 và giờ là 90mm. Như đã đề cập ở trên, nhờ có độ phân giải cao hơn phiên bản cũ nên chất lượng ảnh từ những tiêu cự crop cũng trở nên nét hơn.
Khả năng lấy nét của Q3 đã có những bước cải tiến so với Q2. Bản thân chiếc Leica Q2 cũng đã khá hoàn thiện về hệ thống lấy nét, nhưng phiên bản thứ 3 cũng đã ‘nhỉnh hơn một bậc’ đặc biệt là trong những điều kiện như chụp ngược sáng hoặc thiếu sáng.
Trở lại với buổi chụp hình với những chiếc loa có vỏ trong suốt, Leica Q3 bắt nét được những phần linh kiện nằm bên trong lớp kính mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Sử dụng phiên bản thứ 2, bạn sẽ phải lấy nét lại một vài lần hoặc chuyển hẳn sang chế độ lấy nét tay thì mới có được bức hình ưng ý.
Nâng cấp từ việc lắng nghe người dùng
Nhìn chung Leica Q3 trông quen mà lại lạ, từ những thoáng chút đổi mới ở bề ngoài lẫn bên trong. Nhưng chỉ nhiêu đó thôi cũng đã thể hiện được việc Leica đang lắng nghe và chiều lòng người dùng hơn, không còn quá ‘cứng nhắc’ với triết lý thiết kế sản phẩm cũ.
Chặng đường bước ra khỏi vùng an toàn của họ vẫn còn dài phía trước, song đây là bước chuyển mình đáng khen, dẫu ai cũng biết rằng chất lượng hình ảnh và độ bền theo năm tháng của Leica là điều không cần phải bàn cãi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh độc quyền Galaxy S25 Edge trực tiếp tại Mỹ: Phiên bản siêu mỏng của Galaxy S25 Ultra
Galaxy S25 Edge đã có màn ra mắt đầy bất ngờ, mặc dù chưa chính thức được bán ra.
Đây là Galaxy S25 Ultra: Galaxy AI tiếng Việt “như con người”, thiết kế mới với viền màn hình siêu mỏng, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy, giá từ 33.9 triệu đồng